Các Kinh Sách Do Hội Phiên Dịch Kinh Sách Xuất Bản

Thư Mục Tiếng Anh: http://www.bttsonline.org 

Thư Mục Tiếng Việt: http://www.bttsonline.org/default.aspx?cat=Vietnamese 

Thư Mục Kinh Ðiển

Sách Chú Giải

Sách Tiểu Sử, Ký Sự

  Sách Trẻ Em

Nhạc & Tiểu Thuyết

Nguyệt San Kim Cang Bồ Ðề Hải

Buddhist Text Translation Society / International Translation Institute

1777 Murchison Drive / Burlingame, California 94010-4504

Phone: (415) 692-5912 / Fax: (415) 692-5056

Email: drbaiti@jps.net


Các Câu Thường Hỏi Về Hội Phiên Dịch Kinh Sách:


Hội Phiên Dịch Kinh Ðiển (BTTS) Là Gì ?

Tám Quy Luật Của Hội Phiên Dịch Kinh Ðiển

Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới (DRBA) Là Gì?

Hoà Thượng Tuyên Hoá Về Việc Hoằng Dương Phật Pháp

Các Ðạo Tràng Của THPGPG Ở Ðâu?

Tôi Có Thể Ðặt Mua Kinh Sách Như Thế Nào?

Tôn Kính Kinh Ðiển Như Thế Nào?

Kinh Ðiển Ðại Thừa

 


Hội Phiên Dịch Kinh Ðiển (BTTS: Buddhist Text Translation Society) Là Gì ?


Khi đạo Phật vừa lan truyền sang Trung Hoa, một trong những nhiệm vụ quan yếu cho sự thiết lập nền tảng căn bản của Phật giáo là phiên dịch kinh điển từ chữ Phạn sang chữ Hán. Công việc này đã được sự góp sức của rất nhiều người, như quốc sư Cưu Ma La Thập (thế kỷ thứ V), và hơn 800 danh tăng đã phiên dịch ba tạng kinh điển trên cả một thập niên. Nhờ công sức của chư dịch giả, gần như toàn bộ ba tạng kinh điển với hơn cả ngàn bộ kinh được phiên dịch sang chữ Hán, và vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày nay. Hiện tại, cây pháp tràng của Phật pháp đã được gieo trồng kiên cố trên mảnh đất Tây Phương. Công việc phiên dịch kinh điển từ tiếng Hán sang tiếng Anh cũng được tiến hành như thế. Từ năm 1970, Hội Phiên Dịch Kinh Ðiển Quốc Tế đã đóng góp lớn lao để đạt đến mục đích đó. Biết rõ ba tạng kinh điển vốn là công việc có tầm vóc lớn lao, và sự phiên dịch ba tạng kinh điển chẳng thể giao phó cho một cá nhân, Hội Phiên Dịch Kinh Ðiển cố gắng phiên dịch kinh điển bằng nhân lực của đại chúng như thời xưa, tức chỉ ấn loát khi tiến trình phiên dịch được khảo nghiệm qua bốn hội đồng: Sơ dịch, kiểm duyệt, nhuận sắc, chứng minh. Các vị lãnh đạo những hội đồng đó vốn là chư tăng ni, những vị cống hiến cuộc đời cho việc tu tập Phật pháp. Vì lý do đó, mọi công việc của Hội Phiên Dịch Kinh Ðiển Quốc Tế đều nhấn mạnh vào những điểm tinh túy của Phật pháp; nghĩa là tu hành thực sự, chứ chẳng chỉ có lý thuyết suông.

Những kinh điển do Hội Phiên Dịch Kinh Ðiển Quốc Tế phiên dịch cũng được bổ túc bằng những lời chú giải thâm sâu của cố hòa thượng Tuyên Hóa.

 


Tám Quy Luật

Của Hội Phiên Dịch Kinh Sách


Sự đặc biệt về các bản dịch của Hội Phiên Dịch Kinh Sách là các dịch giả, ban biên tập đều nhắm đến các tiêu chuẩn:

1. Dịch giả phải thoát mình ra ngoài động cơ tự truy cầu danh lợi.
2. Dịch giả phải tu thân dưỡng tánh, dứt bỏ đi thói cao ngạo.
3. Dịch giả phải tự chế, không được tự khen ngợi nhưng lại chê bai kẻ khác.
4. Dịch giả không được tự cho mình là tiêu chuẩn, là thước đo rồi hạ thấp kẻ khác bằng cách tìm lỗi lầm nơi tác phẩm của họ.
5. Dịch giả phải lấy tâm Phật làm tâm mình.
6. Dịch giả phải dùng Trạch-pháp-nhãn để phán xét đâu là chân lý.
7. Dịch giả phải cung kính cầu thỉnh Cao Tăng, Ðại Ðức ở mười phương chứng minh cho bản dịch.
8. Dịch giả phải nỗ lực truyền bá giáo nghĩa nhà Phật bằng cách in Kinh, Luật, Luận, cùng các Kinh sách khác sau khi các bản dịch được chứng minh là đúng.

 


Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới (DRBA) Là Gì?


(DRBA: Dharma Realm Buddhist Association; xưa kia vốn có danh xưng là Hội Phật Giáo Trung-Mỹ)

Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới được thành lập vào năm 1959 với mục đích truyền bá chánh pháp của Phật đà trên toàn thế giới. Bảy ngày trong một tuần, từ 4:00 giờ sáng đến 10:00 giờ tối, tại mỗi tu viện của Tổng Hội đều có chương trình tu học tinh tấn. Thời khóa bao gồm ít nhất ba tiếng tọa thiền đại chúng, hai tiếng rưởi tụng niệm đại chúng, và một tiếng rưởi diễn giảng kinh điển. Ngoài ra cũng có những lớp học ngôn ngữ kinh điển vào mỗi ngày, những tuần thất tụng niệm thiền quán, và từ ba cho đến mười tuần thiền thất trong mỗi mùa đông. Các học viên được thông suốt về giáo pháp chính yếu của mọi tông phái lớn của Phật giáo, trau dồi khả năng ngôn ngữ kinh điển, và tinh thông những pháp môn tu đạo đa dạng. Nền tảng căn bản của sự tu hành là tiêu chuẩn giới luật cao cả: Mọi học viên giữ năm giới cấm như không được giết hại bất cứ chúng sanh nào (bao gồm việc ăn chay), không được trộm cắp, không được tà dâm, không được nói láo, không được uống rượu (gồm có rượu, thuốc, ma tuý). Những hoạt động đó được cung ứng qua chương trình Huấn Luyện Tăng Ni trong ba năm, chương trình Huấn Luyện Cư Sĩ trong hai năm; những chương trình này đều được chánh phủ phê chuẩn. Qua thể thức thọ giới theo truyền thống, chư tăng thọ 250 giới; chư ni thọ 348 giới; đấy là một phần trong chương trình Huấn Luyện Tăng Ni.

Một trong những trọng trách chính của Tổng Hội là phiên dịch các bộ kinh điển chính yếu sang các ngôn ngữ trên thế giới, nhất là tiếng Anh. Ðến ngày nay, dưới sự bảo trợ của Hội Phiên Dịch Kinh Ðiển Quốc Tế, Tổng Hội đã ấn hành trên một trăm loại kinh điển bằng tiếng Anh, Hoa, Việt và Tây Ban Nha. Tổng Hội đã thiết lập nhiều chương trình giáo dục và phục vụ xã hội để đẩy mạnh niềm an lạc, hạnh phúc, và tiêu chuẩn phẩm hạnh cao cho thế giới. Tại chùa Vạn Phật Thánh Thành, một trung tâm chính nhất của Tổng Hội, có trường đại học Pháp Giới, trung học Bồi Ðức, tiểu học Dục Lương. Vị lãnh đạo tinh thần của Tổng Hội là cố đại lão hòa thượng Tuyên Hóa.

 


Tôi Có Thể Ðặt Mua Kinh Sách Như thế Nào?


Quý vi có thể đặt mua trực tiếp qua BTTS Online Catalog: http://www.bttsonline.org

hoặc tại các Ðạo Tràng chi nhánh của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, hoặc đặt mua qua các tiệm sách.


Các Ðạo Tràng Của THPGPG Ở Ðâu ?


The Sagely City of 10,000 Buddhas (Vạn Phật Thánh Thành)
2001 Talmage Road
P.O. Box 217
Talmage, CA 95481-0217 U.S.A.
Phone: (707) 462-0939 Fax: (707) 462-0949
e-mail:
Main Administration: craig@jps.net
Women's Administration: drbajgh@jps.net
Dharma Realm Buddhist University: drbadrbu@jps.net
Buddhist Text Translation Society/Vajra Bodhi Sea: cttbbtts@jps.net
 

Gold Mountain Sagely Monastery
800 Sacramento Street
San Francisco, CA 94108 U.S.A.
Phone: (415) 421-6117
Fax: (415) 788-6001
e-mail: drbagmm@jps.net
 

Gold Sage Monastery
11455 Clayton Road
San Jose, CA 95127 U.S.A.
Phone: (408) 923-7243
e-mail: drbagsm@jps.net
 

Gold Summit Monastery
233 First Avenue West
Seattle, WA 98119 U.S.A.
Phone: (206) 217-9320
e-mail: drbagsm@worldnet.att.net
 

Gold Wheel Sagely Monastery
235 N. Avenue 58
Los Angeles, CA 90042 U.S.A.
Phone: (213) 258-6668
 

Institute for World Religions / Berkeley Buddhist Monastery
2304 McKinley Avenue
Berkeley, CA 94703 U.S.A.
Phone: (510) 848-3440
Fax: (510) 548-4551
e-mail: paramita@sirius.com
 

International Translation Institute
1777 Murchison Drive
Burlingame, CA 94010-4504 U.S.A.
Phone: (415) 692-5912
Fax: (415) 692-5056
e-mail: drbaiti@jps.net
 

Long Beach Monastery
3361 East Ocean Boulevard
Long Beach, CA 90803 U.S.A.
Phone: (310) 438-8902
e-mail: drbalbsm@aol.com
 

Blessings, Prosperity, & Longevity Monastery
4140 Long Beach Boulevard
Long Beach, CA 90807 U.S.A.
Phone: (310) 595-4966
 

Sagely City of the Dharma Realm
1029 West Capitol Ave.
West Sacramento, CA 95691 U.S.A.
Phone: (916) 374-8268
e-mail: drbacdr@jps.net
 

Avatamsaka Hermitage
11721 Beall Mountain Road
Potomac, MD 20854-1128 U.S.A.
Phone: (301) 299-3693
 

Avatamsaka Sagely Monastery
1009 - 4th Ave. S.W.
Calgary, AB T2P 0K8
Canada
Phone: (403) 234-0644
e-mail: tsoh@cadvision.com
 

Gold Buddha Sagely Monastery
301 East Hastings Street
Vancouver, BC V6A 1P3
Canada
Phone: (604) 684-3754
e-mail: drbagbm@direct.ca
 

Dharma Realm Buddhist Books Distribution Society
11 Floor, 85 Chung-hsiao E. Road,
Sec. 6, Taipei, R.O.C.
Taiwan
Phone: (02) 786-3022
Fax: (02) 786-2674
 

Tze Yun Tung Temple
Batu 5 1/2, Jalan Sungai Besi,
Salak Selatan, 57100 Kuala Lumpur
Malaysia
Phone: (03) 782-6560
Fax: (03) 780-1272
 

Buddhist Lecture Hall
31 Wong Nei Chong Road, Top Floor
Happy Valley
Hong Kong
Phone: 2572-7644

 


vedautrang.jpg (2795 bytes)