|
|
Giới
thiệu: Chư
Tổ, tuy Ấn, Hoa có khác, nhưng cùng vẻ thiên dung
đạo mạo, rờ rỡ sáng ngời, khiến người chiêm
ngưỡng, vơi sạch lòng trần, thấy tướng liền
ngộ tâm. Chỉ trong sớm tối, ngàn năm cùng quay
về với chư Tổ trong đại quang minh tạng. Chẳng có
đạo ảnh thì lấy gì làm nên chuyện đó? Khoảng
đời Hồng Vũ, một số ham thích đạo, cả Tăng và
tục, cùng nhau miêu họa đạo ảnh Phật và Tổ,
từ Tôn giả Đại Ca Diếp đến các vị tôn túc
cổ sơ trong nước, tính ra là 120 vị, rồi tàng
trữ tại núi Ngưu Thủ phía nam kinh đô. Nét bút
tinh thần, phong độ cao khiết, nếu chẳng do sự
kỳ diệu của tâm tư, cảm ứng đến chỗ u linh thì
dễ gì có được bút pháp như vậy! Nhị
Tổ: A-Nan-Đà Tôn Giả Phiên
âm Hán Việt:
Tôn
giả, Vương Xá thành nhân, Hộc-Phạn vương tử,
Phật c Dịch:
Tổ
thứ hai: Tôn Giả A-Nan-Đà Tôn
giả, người thành Vương Xá, con ông hoàng
Hộc-Phạn, tức là em con chú của đức Phật, đa văn
bậc nhất. Một
hôm Tôn giả hỏi Tổ Ca-Diếp: - Khi
Thế Tôn truyền lại áo cà-sa vàng cho sư huynh, có
còn truyền cái gì khác nữa chăng? Tổ
Ca-Diếp bèn gọi: - A-Nan! Tôn
giả đáp lại: - Dạ! Tổ
Ca-Diếp bảo: -
Đổ cột phướn trước cổng! Về
sau Tổ Ca-Diếp bảo Tôn giả: Năm
nay ta không ở lại lâu nên bây giờ ta giao phó Chánh
Pháp cho ông, ông hãy khéo gìn giữ. Sau
này Tôn giả truyền Pháp cho Thương-Na-Hòa-Tu (Shanakavasa),
rồi ra giữa dòng sông Hằng mà nhập Niết-bàn. Thân
Ngài nhảy vọt lên không trung, hiện ra mười tám cách
biến hóa, rồi vào trong định “phong phấn
tấn”. Thân Ngài chia làm bốn phần, một phần
cung dường trời Đao Lợi, một phần cúng dường
long cung Sa-Kiệt-La, một phần dành cho vua nước
Tỳ-Xá-Ly, một phần cho vua A-Xà-Thế. Các nơi đều
dựng bảo tháp để thờ Ngài. Bài
Tán Đa
văn tổng trì Tuệ
tánh viên ngộ Đảo
khước sát can Lưỡng
thủ phân phó Nan huynh
nan đệ Thị
tử thị phụ Tuy
nhiên như thử Hội
sự hậu tố.[1] Dịch: Đa
văn tổng trì Trí
huệ viên ngộ Đổ
cột cờ phướn Hai
tay giao phó Ai
anh ai em? Cha
đó con đó! Tuy
là như vậy Vẽ
xong giấy trắng. Hoặc
thuyết kệ viết: A-Nan
đa văn vị dụng công Ma-Đăng-Già
nữ sính tà phong Thủy
tri đạo lực thiểu kiên cố Chung
bị dâm thất khốn quyết cung Phật
đảnh Lăng Nghiêm nhiếp hoàn bổn Văn
Thù Sư Lợi trì cứu ứng Kết
tập kinh tạng truyền vạn cổ Pháp
môn mệnh mạch lưu tây đông[2] (Tuyên
Hóa Thượng Nhân tác). Dịch: A-Nan
đa văn chửa dụng công Ma-Đăng-Già
giở thói tà phong Mới
hay đạo lực chưa kiên cố Xui
nên bị hãm trong nhà dâm Văn
Thù Sư Lợi đi cứu ứng Dùng
chú Lăng Nghiêm giải thoát về Kết
tập kinh tạng truyền vạn cổ Phật
pháp khơi dòng khắp tây đông. (Thượng
Nhân Tuyên Hóa) Giảng
Tôn giả, Vương Xá thành nhân, Hộc-Phạn vương
tử, Phật chi tòng đệ giả, đa văn đệ nhất.: Ma-ha
Ca-Diếp là tổ sư đời thứ nhất, Tôn giả A-Nan
(Ananda) là tổ sư đời thứ nhì. Ngài A-Nan là dân
thành Vương-Xá (Rajagrha), con ông hoàng Hộc-Phạn
(Dronodana), tức em con chú của đức Phật, là người
đa văn bậc nhất. Tất cả những kinh điển Phật
nói đều do Tôn giả thuộc lòng mà đọc ra khi
kết tập tại núi Kỳ-Xà Quật, trước sự ấn
chứng của đại chúng. Phật nói pháp nào Tôn giả
cũng ghi nhớ rành mạch rõ ràng không quên, chứng
tỏ trí nhớ của Ngài quả là phi thường. Nhất
nhật vấn Ca-Diếp viết: “Sư huynh! Thế Tôn
truyền kim lan cà sa ngoại, biệt truyền cá thập
ma?”: Một
hôm Tôn giả hỏi Ngài Đại Ca-Diếp: “Khi Thế Tôn
truyền áo cà-sa cho sư huynh, còn có truyền pháp gì
riêng nữa chăng?” Ca-Diếp
triệu: “A-Nan!” Tôn giả ứng nặc: Ngài
Đại Ca-Diếp liền dùng phương cách gọi:
“A-Nan!” Tôn giả liền ứng thanh đáp lại. Ca-Diếp
viết: “Đảo khước môn tiền sát can trước”: Tổ
Ca-Diếp nói: “Xô đổ cột phướn trước cổng
cho ta!” Hậu
Ca-Diếp nãi cáo Tôn giả viết: “Ngã kim niên bất
cửu lưu, kim tương Chánh Pháp phó chúc ư nhữ,
nhữ thiện thủ hộ.”: Sau
đó Ngài Ca-Diếp bảo Tôn giả: “Nay ta già rồi không
muốn ở đây lâu nên ta truyền thọ Chánh Pháp Nhãn
Tạng cho ông, ông hãy gìn giữ cho khéo”. Chữ
“phó chúc” có nghĩa là truyền thọ. Hậu
Tôn giả chuyển phó Pháp ư Thương-Na-Hòa-Tu: Về
sau Tôn giả A-Nan lại giao Chánh Pháp Nhãn Tạng cho
Tôn giả Thương-Na-Hòa-Tu (Ghi chú 1). Ư
Hằng hà trung lưu nhập diệt, dũng thân hư không,
hiện thập bát biến, nhập Phong phấn tấn tam
muội: Ngài
A-Nan nhập diệt tại nơi sông Hằng, tức là Ngài
viên tịch ở chỗ này. Khi nhập diệt, thân Ngài không
nằm chết ở đó, mà bay vút lên không trung và
biến hóa mười tám cách. Những ai đã chứng quả
có thể biến hóa như vậy, hoặc giả hiện ra lửa
phun trên thân, lửa phun dưới thân, hoặc giả trên
phun nước, hay hiện thân lơ lửng trên không, trong
tư thế nằm, có lúc thì ngồi, tóm lại thân hình
biến hóa trên không trung một cách tự tại. Lúc
bấy giờ, gió còn nổi lớn, trời làm sấm sét
nữa, đó là do Tôn giả đi vào định, loại định
gọi là “phong phấn tấn”. Phân
thân tứ
phần, nhất phụng Đao-Lợi thiên, nhất phụng
Sa-Kiệt-La long cung, nhất phụng Tỳ-Xá-Ly vương,
nhất phụng A-Xà-Thế vương. Các các tạo bảo tháp
cúng dường: Sau
khi trà-tỳ, xá lợi của Tôn giả chia ra làm 4
phần: một phần cúng dường trời Đao Lợi, một
phần cúng dường long cung Sa-Kiệt-La, một phần
chia cho vua nước Tỳ-Xá-Ly (Vaishali), một phần chia
cho vua A-Xà-Thế (Ajatashatru). Các nơi nhận xá lợi
đều cho xây tháp để thờ phượng. Bài
Tán Đa
văn tổng trì Tuệ
tánh viên ngộ Đảo
khước sát can Lưỡng
thủ phân phó Nan huynh
nan đệ Thị
tử thị phụ Tuy
nhiên như thử Hội
sự hậu tố. Đa
văn tổng trì, tuệ tánh viên ngộ:
Đây là nói về tính cách đa văn của Tôn giả.
Số là kể từ lúc đức Phật bắt đầu chuyển pháp
luân cho tới
khi vào Niết-bàn, Phật nói ra câu nào Tôn giả cũng
ghi nhớ hết và có như vậy trong kỳ kết tập, các
kinh điển mới được gom lại do công của Tôn
giả cùng với sự góp sức của các vị đại
A-La-Hán. Tôn giả là người đa văn, cường ký,
tức có ý nói Tôn giả đã từng xem nhiều sách, đọc
nhiều, lại có trí nhớ bền lâu. Tổng trì có nghĩa
là thâu tóm hết mọi pháp và giữ hết các ý nghĩa
của chúng không bỏ sót. Đây là đặc tính của định
tổng trì, khiến cho trí huệ được tròn đầy,
chứng tỏ Tôn giả đã ngộ đạo. Đảo
khước sát can, lưỡng thủ phân phó: Tổ
Ca-Diếp bảo Tôn giả xô đổ cột phướn trước
cổng, sau đó đưa y bát cho Tôn giả. Nan huynh
nan đệ, thị tử thị phụ: Anh
em bạn đạo như hai vị kể trên thật khó kiếm ra
và cũng khó mà biết được vị nào đáng là cha, còn
vị nào là con! Tuy
nhiên như thử, hội sự hậu tố: Tuy
nói là như vậy, kỳ thực chẳng có gì, hết thảy
mọi pháp đều là không. Câu “hội sự hậu
tố” có nghĩa là vẽ xong một bức họa trên
giấy rồi mầu giấy hoàn trở lại trắng bạch,
chẳng thấy vết tích gì. Trong các vị có ai học
được lối vẽ đó chăng? Quét sạch mọi pháp, ly
hết mọi tướng, chẳng còn gì hết! Bài
Kệ: A-Nan
đa văn vị dụng công Ma-Đăng-Già
nữ sính tà phong Thủy
tri đạo lực thiểu kiên cố Chung
bị dâm thất khốn quyết cung Phật
đảnh Lăng Nghiêm nhiếp hoàn bổn Văn
Thù Sư Lợi trì cứu ứng Kết
tập kinh tạng truyền vạn cổ Pháp
môn mệnh mạch lưu tây đông. A-Nan
đa văn vị dụng công:
Câu này nói Tôn giả A-Nan học nhiều, trí nhớ
tốt, nên được gọi là đa văn bậc nhất, nhưng vì
Tôn giả không dụng công tu hành khiến cho sự
hiểu biết chỉ là một loại “thiền cửa
miệng” (khẩu đầu thiền), không phải là sự
chứng đắc. Ma-Đăng-Già
nữ sính tà phong:
Bởi thiếu sự dụng công nên Tôn giả gặp nạn
Ma-Đăng-Già, một cô gái ngoại đạo phái “Hoàng
phát”. Cô này nhờ mẹ niệm một câu tà chú,
bắt được Tôn giả, rồi làm cho Tôn giả bị mê
hoặc. Thủy
tri đạo lực thiểu kiên cố:
Lúc bấy giờ Tôn giả mới hay rằng mình thiếu
sự dụng công nên đạo lực không đủ kiên cố để
chống lại. Chung
bị dâm thất khốn quyết cung:
Vì thiếu đạo lực nên đã bị mê hoặc và khốn
đốn vì câu chú Tiên Phạm Thiên của ngoại đạo. Phật
đảnh Lăng Nghiêm nhiếp hoàn bổn:
May sao khi ấy đức Phật biết được, cho nên: “Đỉnh
phóng hào quang, đủ trăm thứ báu, trong hào quang có
hoa sen ngàn cánh, có hóa thân Phật, ngồi thế
kiết già, đọc bài thần chú. . .” Đức
Phật nói thần chú Thủ Lăng Nghiêm để giải thoát
Tôn giả mang về nơi Phật. Lúc đó vị nào là người
đi cứu Tôn giả A- Nan? Văn
Thù Sư Lợi trì cứu ứng:
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi dùng thần chú này đi cứu
Tôn giả. Kết
tập kinh tạng truyền vạn cổ:
Bởi có cứu được Tôn giả nên đến hồi kết
tập, Pháp bảo của Phật mới được gom hết
lại. Phật nói ra bất luận trong thời gian nào Ngài
A-Nan cũng tụng ra được. Có như vậy từng bộ
kinh điển mới được truyền lại đến ngày nay và
mãi mãi không bi dứt đoạn. Pháp
môn mệnh mạch lưu tây đông: Giòng
Phật pháp truyền qua Trung Hoa, rồi truyền khắp phương
tây, phương đông, Xem như vậy thì công lao của
Tổ A-Nan thật là vĩ đại, chúng ta phải ghi nhớ
điều đó! Thượng
nhân Tuyên Hóa giảng ngày mồng 1 tháng 11 năm 1983 Ghi
chú 1: Cảnh
Đức Truyền Đăng Lục, quyển 1 ghi như sau: ...Tôn
giả A-Nan lại nghĩ rằng: “Nếu ta tới riêng một
nước nào để vào Niết-bàn, ắt sẽ có chuyện
tranh giành giữa các nước với nhau ; vậy ta phải
hóa độ tất cả một cách bình đẳng.” Tổ bèn
đi ra giữa dòng sông Hằng để viên tịch. Lúc ấy
sông núi đất đai nổi lên chấn động sáu cách. Năm
trăm tiên nhân trên núi Tuyết trông thấy điềm lành
này liền bay thẳng tới, đảnh lễ dưới chân Tôn
giả, quỳ xuống bạch rằng: “Chúng con phải
chứng pháp Phật tại nơi trưởng lão, nguyện trưởng
lão từ bi độ thoát cho chúng con.” Ngài A-Nan
lặng lẽ ưng thuận, hóa phép biến sông Hằng thành
đất vàng rồi nói các pháp lớn cho các tiên nghe. Tôn
giả lại nghĩ: “Các đệ tử đã được độ nên
tới đây tập họp,” Trong chốc lát năm trăm vị
La-hán ở trên không trung bay xuống để cho các vị
tiên xuất gia thọ giới. Trong số tiên nhân có hai
vị La-hán, một là Thương Na Hòa Tu, còn vị thứ
hai là Mạt Điền Để Ca. Tôn giả biết đây là pháp
khí, bèn nói Thương Na Hòa Tu rằng: “Lúc xưa Thế
Tôn giao phó Chánh Pháp Nhãn Tạng cho Ngài Đại
Ca-Diếp, khi Tổ Ca-Diếp vào định thì giao phó cho
ta. Nay ta sắp vào Niết-bàn, nên lại giao phó cho ngươi,
ngươi thọ giáo nơi ta, hãy nghe bài kệ này: Bổn
lai phó hữu pháp Phó
liễu ngôn vô pháp Các
các tu tự ngộ Ngộ
liễu vô vô pháp.[3] Dịch: Bổn
lai truyền có pháp Truyền
rồi nói không pháp Mỗi
người cần tự ngộ Ngộ
rồi không không pháp
[1]
多聞總持 慧性圓悟 倒卻剎竿 兩手分付 [2]
阿難多聞未用功 摩登伽女逞邪風 [3]
本來付有法 付了言無法
|