|
Vietnamese|English

Năm Mươi Ấm Ma
H.T.
Tuyên Hóa giảng
Phật Giáo Giảng Ðường San Francisco 1968
Phần sau rốt của kinh
Lăng Nghiêm Ðức Phật nói rõ về những ma sự mà
người tu gặp phải nhất là trong thời kỳ tà sư
đầy dẫy nầy, cho nên kinh Lăng Nghiêm được ví
như "kính chiếu yêu". Các yêu ma quỷ
quái đều sợ nhất Kinh nầy, nên chúng tìm mọi
cách hủy diệt kinh Lăng Nghiêm, tuyên bố kinh
Lăng Nghiêm là giả, phỉ báng Chú Lăng Nghiêm,
khiến cho người ta không tin, không nghiên cứu
để rồi dễ lạc vào tà, làm quyến thuộc của
chúng.
Yêu quái, ly mỵ, ma
vương sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm. Phật nói kinh
Lăng Nghiêm là để hiển bày Chú Lăng Nghiêm. Chú Lăng Nghiêm liên quan mật thiết đến sự hưng
suy của Phật giáo. Trên thế gian nếu có người
trì tụng Chú Lăng Nghiêm thì Chánh pháp tồn
tại, nếu không có người trì tụng chú Chú Lăng
Nghiêm thì không còn Chánh Pháp; lúc ấy, ngũ
đại ma quân ở năm phương mặc tình tác quái và
đó là bắt sự biến mất của Phật Pháp. Hiện tại
chùa, tu viện không trì Chú Lăng Nghiêm hay chỉ
tụng phần cuối của Chú thôi, ấy chính là biểu
hiện của Mạt Pháp.
Mong các Phật tử phát
tâm nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm để có được
trí huệ chơn chánh, phát tâm trường trai, tránh
ngũ vị tân mà trì tụng Chú Lăng Nghiêm hầu
Phật Pháp được cửu trụ, chúng sanh được lợi
lạc.
bdh.
(tiếp theo)
Kinh Văn:
Lại nữa, khi người ấy dùng tâm cứu xét một cách tinh ṛng ánh sáng
nhiệm mầu ấy, quán sát không dừng, đè nén, hàng phục tâm ḿnh, ngăn
không cho nó kích động đến chỗ thái quá. Bỗng dưng hư không mười
phương biến thành mầu sắc của bảy loại châu báu hoặc mầu sắc của trăm
loại châu báu, đồng thời cùng khắp, không ngăn ngại nhau. Những mầu
xanh, vàng, đỏ, trắng hiện ra rơ ràng. Cảnh giới này gọi là “ Sức công
phu hàng phục vọng tâm quá phần”. Đó là trạng thái tạm thời không phải
là chứng Thánh. Nếu không khởi tâm cho rằng ḿnh chứng Thánh, đó gọi
là cảnh giới tốt. C̣n nếu nghĩ rằng ḿnh là bậc Thánh, liền rơi vào tà
ma.
Giảng:
Lại nữa, khi người ấy dùng tâm cứu xét một cách tinh ṛng ánh sáng
suốt nhiệm mầu ấy, quán xét không dừng, đè nén hàng phục tâm ḿnh,
không cho nó kích động thái quá. Ông cố gắng chế ngự, ngăn dứt tâm
ḿnh, ép giữ không cho nó kích động, mạnh mẽ quá đà.
Bỗng dưng hư không trong mười phương biến thành mầu sắc của bảy loại
báu, hoặc mầu sắc của trăm loại châu báu, đồng thời cùng khắp, đầy
khắp không gian mà không ngăn ngại lẫn nhau. Chúng không hề chướng
ngại nhau.
Những loại mầu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng đều hiện ra rơ ràng. Mỗi thứ
đều phô bày mầu sắc riêng biệt của nó. Cảnh giới này gọi là: “Sức hàng
phục vọng tâm quá phần”. Ông dụng công tu hành chế ngự vọng tâm, không
để cho vọng tưởng xen vào, không để cho nó dấy khởi những tạp niệm.
Sau khi sự kiềm chế ấy xảy ra một thời gian dài, nó trở nên căng thẳng
quá mức. Đó là ông đă vượt quá mức độ b́nh thường lẽ ra nên có.
Đó là trạng thái tạm thời không phải là chứng Thánh. Ông chỉ tạm thời
thấy được sắc mầu bảy báu trong không trung thôi. Vậy nên trạng thái
này không có nghĩa là ông đă chứng được Thánh quả.
Nếu không khởi tâm cho ḿnh đă chứng Thánh, đó là trạng thái tốt. Sẽ
là hoàn toàn tốt đẹp, không phải là t́nh trạng xấu. C̣n nếu nghĩ rằng
ḿnh là bậc Thánh, liền rơi vào tà kiến. Liền bị lũ tà ma vây khốn,
ông tức sẽ đọa lạc.
Kinh Văn:
Lại nữa, khi người ấy dùng tâm tham cứu đến chỗ lặng suốt, cho đến khi
ánh sáng tinh thuần không c̣n tán loạn. Bỗng nhiên giữa đêm có thể
thấy các thứ vật hiện ra trong pḥng tối, không khác ǵ ban ngày,
trong khi các thứ ở trong pḥng tối cũng không biến mất. Cảnh giới đó
gọi là: “Tinh luyện tâm vi tế đến chỗ cực điểm và cái thấy vô cùng
trong lặng, nên thấy được trong bóng tối”. Đó là cảnh giới nhất thời,
không phải chứng Thánh. Nếu không khởi tâm chứng Thánh quả, đó là cảnh
giới tốt, nếu nghĩ là chứng Thánh, liền rơi vào tà ma.
Giảng:
Lại nữa, khi có người dùng tâm tham cứu đến chỗ lặng suốt, cho đến khi
ánh sáng tinh thuần không c̣n tán loạn. Lại nữa, khi người ấy dùng tâm
trong định quán sát cảnh giới, cho đến khi linh quang từ tâm sáng suốt
trở nên rất lắng đọng, không tán loạn nữa, ông ta đạt được một loại
định lực. Bỗng nhiên giữa đêm có thể thấy các thứ vật hiện ra trong
pḥng tối, trong ngôi nhà không có ánh sáng vào ban đêm, không khác ǵ
ban ngày, trong khi các vật ở trong pḥng tối cũng không biến mất.
Không những ông ta có thể thấy các vật ở trong nhà mà c̣n có thể thấy
được các vật ở bên ngoài ngôi nhà. Không những ông chỉ thấy được đồ
vật đă có sẵn trong nhà, mà ông sẽ thấy được rất rơ ràng những vật từ
bên ngoài đến hiện ra trong nhà.
Cảnh giới này gọi là: “tinh luyện tâm vi tế đến chỗ cực điểm và cái
thấy vô cùng trong lặng, nên thấy được trong bóng tối.” Tâm ông được
tinh lọc đến chỗ cực điểm và cái thấy của ông được thanh tịnh đến mức
tột cùng. Với cái nh́n trong suốt ấy, ông có thể nh́n được mọi vật
ngay trong bóng tối. Nhưng đó chỉ là trạng thái tạm thời, không phải
là chứng Thánh. Ông chớ cho là chứng Thánh quả bởi v́ đó không phải là
chứng Thánh quả. Nếu không khởi tâm chứng Thánh gọi là cảnh giới lành.
Nếu nghĩ ḿnh chứng Thánh liền mắc vào tà ma. Nếu ông khởi tâm tự cao
tự măn, nghĩ rằng ḿng đă đạt được công phu ghê gớm trong khi tu hành,
th́ ông sẽ tự rước lấy ma chướng vào ḿnh.
Một số người tu, khi thanh tịnh đến tột điểm, th́ bỗng dưng có thể
thấy hết mọi vật. Thế nào có thể thấy hết mọi vật? Bởi v́ vị đó đă mở
Phật nhăn. Tuy nhiên, không phải ai ai cũng có thể mở Phật nhăn, cũng
không phải một khi mở rồi th́ vĩnh viễn mở hoài. Cảnh giới mà vị hành
giả cảm nghiệm diễn tả trong đoạn kinh nầy, chỉ là cảnh giới Phật nhăn
khai mở tạm thời, cho nên khiến cho ông ta có thể ở trong pḥng tối mà
thấy được mọi vật như là đang ở chỗ sáng vậy. Tôi cũng mới nói là, ông
ta không những thấy hết những vật hiện có trong pḥng, mà những ǵ từ
bên ngoài đến ông ta cũng thấy rơ ràng. Vậy th́ từ bên ngoài đến là
những ǵ? Quư vị có thể thấy thần, hoặc quỷ, hoặc Bồ tát, hoặc Phật từ
ngoài vào. Cảnh giới nầy không nhất định là quư vị sẽ gặp phải!
Các cảnh giới diễn tả trên không phải cố định, cũng không phải mọi
người nhất định đều phải trăi qua, cũng không phải mọi người nhất định
không trăi qua. Đây chẳng qua là cảnh giới mà có lúc người tu gặp phải.
Do vậy quư vị chớ nghĩ rằng người tu đều gặp cảnh giới giống nhau.
Không phải vậy đâu!
Nói tới Phật nhăn th́ có người khai mở Phật nhăn rồi vĩnh viễn mở khai
nó. Đó gọi là “báo đắc thông” (thần thông do quả báo mà ra). Thế nào
là báo đắc thông? Như kiếp trước quư vị tu hành dụng công, tu tŕ Pháp
Thiên Thủ Thiên Nhăn nên cảm ứng đời kiếp kiếp đều khai mở đặng Phật
nhăn. Có người khai nhăn nhưng chỉ tạm thời, không vĩnh viễn. V́ sao
không vĩnh viễn? V́ tâm của y không phải mỗi giây mỗi phút lúc nào
cũng thanh tịnh. Nếu quư vị đời trước có tu Đại Bi Pháp th́ có thể
khai nhăn vĩnh viễn. Do đó việc khai nhăn có khác biệt, không đồng.
(còn tiếp)
Trở về
trang nhà | Về đầu trang
|