![]() ![]() |
![]() |
Lời Cảnh Tỉnh Sư Cô Chứng Nghiêm
Sư Cô Chứng Nghiêm (Master Cheng Yen) quê quán ở tỉnh Ðài Trung, Ðài Loan. Năm 23 tuổi cô xuất gia, sống đời thanh đạm tu hành. Vào thời ấy vì hoàn cảnh khó khăn, cô đã phải làm nhang, đèn cầy, đậu hủ, bán để giúp chùa và duy trì sinh hoạt cá nhân. Thấy sự khổ sở của đồng bào, cô đã phát đại nguyện hành đạo bồ tát để cứu tế chúng sinh. Với đại nguyện và tinh thần vì người quên mình, nhiều nhân duyên bất khả tư nghì đã cảm ứng, để đến năm 1966, cô thành lập Từ Tế Công Ðức Hội (Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation) http://www.tzuchi.org. Thế rồi trãi qua hơn ba mươi năm cần khổ phục vụ, hội đã giúp không biết bao nhiêu người nghèo khổ bịnh tật và vì vậy hội đã trở thành một trong những tổ chức từ thiện cung ứng nhu cầu về y tế, phục vụ, giáo dục, văn hóa tích cực nhất ở Ðài Loan. Hiện tại Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation đã có chi nhánh tại Nam Phi, Á Căn Ðình, Bỉ, Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản, Thái Lan... Sư Cô được trao tặng Ramon Magsaysay Award năm 1991 và cũng đã được đề nghị lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1993. Những lời khuyên sau đây là lời cô bản thân kinh nghiệm, nói lại cho chúng ta để đối diện với hoàn cảnh thực tế mỗi ngày. (tiếp theo) PHẦN
11 BÀI HỌC ÐẦU TIÊN VỀ ÐẠO ÐỨC, LÒNG NGƯỜI Tĩnh
tư về sự sám hối Con
người do tự giác mà trưởng thành, do tự mãn mà đọa
lạc. Tấm lòng biết tự phê bình, tự thừa nhận lầm
lỗi là bài học đầu tiên của người đạo đức. Nó cũng
là nấc thang để thăng hoa nhân cách. Chỉ
một phúc sau khi tự tha thứ cho mình là người ta bắt đầu
lười biếng. Bởi thế bạn phải luôn luôn cảnh tỉnh
nhắc nhở mình. Tha
thứ cho người là mỹ đức. Tha thứ cho mình là tổn đức. Dũng
cảm đảm nhận (trách nhiệm, lỗi lầm) là sức mạnh làm
động tâm người. Dũng
cảm thừa nhận lỗi lầm là một thứ phẩm chất cao thượng. Công
việc: đừng nên vì khi xưa mình đã từng làm sai lầm
chuyện ấy, rồi bây giờ không dám đụng tới nó. Hãy
sửa đổi lỗi lầm xưa kia; nhìn nó một cách mới mẻ,
đảm nhận nó.
Lỗi
lầm lớn thì dễ phản tỉnh. Tật xấu nhỏ mới khó
dứt trừ. Sám
hối là bài cáo bạch của tâm linh. Sám hối cũng là quét
sạch ô nhiễm nơi tinh thần. Người
ta làm sao để trang nghiêm đời mình, mới xứng là tôn
trọng tâm linh? Thì ở trong hai chữ: tàm xỉ. Tàm xỉ là
lòng biết hổ thẹn. Tàm nghĩa là hễ mình có làm sai thì
hãy mau mau nhận lỗi, rồi về sau chớ tái phạm. Người
như vậy thì mới cứu vớt được. Sám
nghĩa là phát lồ tội cũ, hối tức là về sau đổi
tốt. Ai ai cũng
có lương tri. Dũng cảm đối diện
thực tại, phản tỉnh, sám hối; Tất cả đều bắt đầu
nơi giác ngộ điều lầm lỗi. Kế đó là phải thành tâm
bộc bạch, thề nguyện sửa lỗi đồng thời hết mình hành
đạo. Ðược vậy thi mới có cơ minh tâm kiến tánh, viên
mãn thanh tịnh. Chúng
sanh phàm phu, ai mà chẳng có lỗi? Chúng ta, từ lúc chập
chững vô tri cho tới lúc hiểu biết thế sự, bất luận
là lỗi lầm cố ý hay vô ý, mình phải đều sám hối. Sám
hối thì mới thanh tịnh. Thanh tịnh thì mới trừ sạch
phiền não. Khởi
tâm, suy nghĩ: đều là nghiệp. Mở miệng, động lưỡi, dơ
tay, cất chân: đều là tội. Do vậy kẻ học Phật phải
cẩn thận, đề phòng sai lầm, tội lỗi. Chớ nên che
dấu tội ác. Lúc nào cũng phải phát lồ sám hối, sửa
lỗi, đổi mới thì mới tự tại an nhiên. Nên
thường lặng im suy nghĩ, phản tĩnh để mở rộng biển
cả tâm linh, khơi phát suối nguồn trí huệ. Có vậy bạn
sẽ thông đạt mọi chuyện thế gian và xuất thế gian,
thấu triệt mọi sự. Khi một người chẳng thể dạy dỗ chính mình thì kẻ khác cũng sẽ chẳng có cách gì dạy dỗ y. Sự trưởng thành của y tới đó là ngừng trệ.
(Còn
tiếp) |