|
|
KINH LĂNG NGHIÊM Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng Phật Giáo Giảng
Đường NĂM
MƯƠI
ẤM
MA
Phần sau rốt của kinh Lăng
Nghiêm Đức Phật nói rõ về
những ma sự mà người tu gặp
phải nhất là trong thời kỳ tà sư
đầy dẫy nầy, cho nên kinh Lăng Nghiêm
được ví như ¡§kính chiếu yêu¡¨.
Các yêu ma quỷ quái đều sợ
nhất Kinh nầy, nên chúng tìm mọi cách
hủy diệt kinh Lăng Nghiêm, tuyên bố
kinh Lăng Nghiêm là giả, phỉ báng
Chú Lăng Nghiêm, khiến cho người ta
không tin, không nghiên cứu để
rồi dễ lạc vào tà, làm
quyến thuộc của chúng. Yêu quái,
ly mỵ ma vương sợ nhất là Chú
Lăng Nghiêm. Phật nói kinh Lăng Nghiêm
để hiển bày Chú Lăng Nghiêm.
Chú Lăng Nghiêm liên quan mật thiết
đến sự hưng suy của Phật giáo.
Trên thế gian nếu có người trì
tụng Chú Lăng Nghiêm thì Chánh pháp
tồn tại, nếu không có người trì
tụng Chú Lăng Nghiêm thì không còn
Chánh pháp; lúc ấy, ngũ đại
ma quân ở năm phương mặc tình tác
quái và đó là bắt đầu
sự biến mất của Phật Pháp.
Hiện tại chùa, tu viện không trì
Chú Lăng Nghiêm hay chỉ tụng phần
cuối của Chú thôi, ấy chính là
biểu hiện của Mạt Pháp. Mong các
Phật tử phát tâm nghiên cứu kinh Lăng
Nghiêm để có được trí
huệ chơn chánh, phát tâm trường
trai, tránh ngũ vị tân mà trì
tụng Chú Lăng Nghiêm hầu Phật Pháp
được cửu trụ, chúng sanh được
lợi lạc. bdh Kinh
Văn: Lúc
bấy giờ Đức Như Lai sắp rời pháp
tòa, nơi tòa sư tử Ngài vịn
tay vào chiếc bàn bằng bảy báu.
Nhưng, Đức Như Lai xoay thân hình
mầu sắc núi vàng tía của Ngài
lại, tựa lưng vào bàn và bảo
khắp đại chúng cùng A Nan rằng: Các
ông là hàng Duyên Giác, Thanh Văn
hữu học, ngày nay, đã hồi tâm
hướng về Vô Thượng Diệu Giác
Đại Bồ Đề, và Như Lai cũng
đã chỉ dạy pháp tu chân chánh
rồi. Giảng: Lúc
bấy giờ Đức Như Lai sắp rời
khỏi pháp tòa.
Đức Phật giảng sắp xong bộ kinh
Thủ Lăng Nghiêm. Nơi
tòa sư tử Ngài vịn tay lên
chiếc bàn bằng bảy báu. Đức
Phật đang ở trên pháp tòa,
tức tòa sư tử. Pháp âm của
Đức Phật ví như tiếng gầm
của sư tử. Khi sư tử gầm lên,
tất cả loài thú đều sợ hãi.
Nên chỗ Đức Phật ngồi giảng pháp
được gọi là tòa sư tử.
Chiếc bàn đặt phía trước Ngài
được làm bằng bảy thứ báu. Nhưng
Đức Như Lai xoay thân hình mầu
sắc như núi vàng tía của Ngài
lại, tựa lưng vào bàn và
bảo. Thân của Đức Phật
giống như ngọn núi bằng vàng tía
ánh sáng rực khắp nơi. Khắp
đại chúng và A Nan rằng: các
ông là hàng Duyên Giác, Thanh Văn
hữu học. Chưa chứng tứ quả A La Hán
gọi là hàng hữu học. Duyên Giác
do tu ¡§Thập Nhị Nhân Duyên¡¨ Thanh Văn
do tu ¡§ Tứ Diệu Đế¡¦ mà giác
ngộ. Ngày nay đã
hồi tâm hướng về Vô Thượng
Diệu Giác Đại Bồ Đề. Các
ông bây giờ đã hồi tâm
từ Tiểu thừa hướng về Đại
thừa. Các ông đã phát tâm
cầu Vô Thượng Diệu Giác Đại
Bồ Đề, muốn đắc được
Đại Giác Ngộ, muốn đắc
được cái Diệu Giác Vô Thượng. Như
Lai cũng đã chỉ dạy pháp tu chân
chánh rồi. Ta đã nói pháp tu
chân chính cho các ông rồi. Kinh
Văn: Nhưng
các ông còn chưa biết những ma
sự nhỏ nhiệm trong lúc tu Chỉ, tu Quán.
Ma cảnh hiện ra, ông không biết
được, là do vì việc thanh tịnh
tâm ý (tẩy tâm) của ông không
chân chánh, mà rơi vào tà
kiến. Giảng: Nhưng
các ông còn chưa biết những ma
sự nhỏ nhiệm lúc tu Chỉ, tu Quán. Trước
đây A Nan đã thưa thỉnh Đức
Phật cách thức tu hành, Ngài đã
vì chúng sanh trong đời vị lai mà
thỉnh cầu giáo pháp. Dù bây
giờ Ngài đã hiểu được
đạo lý tu hành rồi nhưng vẫn còn
chưa có được kinh nghiệm tu tập.
Ngài đã hiểu được lý
thuyết, nhưng do thiếu kinh nghiệm tu tập,
nên Ngài không biết được
những gì có thể xãy ra trong khi hành
trì. Nên Đức Phật dạy: nhưng
các ông vẫn còn chưa biết
những ma sự nhỏ nhiệm lúc tu Chỉ,
tu Quán. Tu Chỉ tức là tu Lăng Nghiêm
Đại Định và tu Quán là tu pháp
quán chiếu rất vi mật. Các ma sự
nhỏ nhiệm sẽ xuất hiện vào lúc
này. Trong tiến trình tu tập, rất
nhiều ma sự, và những ma sự nầy không
hiển nhiên rõ ràng, mà rất là
vi tế. Nếu
ông không biết được. Ma cảnh
hiện khởi lúc ông dụng công tu
đạo, khi các ông công phu phản
văn văn tự tánh, nếu các ông
không nhận ra và không biết thế nào
là ma là vì
do việc thanh tịnh tâm ý (tẩy tâm)
của ông không chân chánh. Tuy ông
thanh tịnh tâm ý hay (rửa tâm) nhưng
có một chút không đúng, không
phù hợp với chánh tri chánh kiến.
Cho nên rơi vào
tà kiến. Nếu tri kiến của ông có
một chút không phải chánh tri chánh
kiến thì ông sẽ đọa vào tà
kiến, sẽ dính mắc ma. Kinh
Văn: Ông
sẽ bị quấy nhiễu bởi một loại
ma từ ngũ ấm của ông, hoặc là
ma từ cõi trờì, hoặc mắc
quỷ, thần, hoặc gặp ly, mỵ. Nếu tâm
không sáng suốt, ông sẽ nhận
lầm kẻ giặc là con. Giảng: Ông
sẽ bị quấy nhiễu bởi một loại
ma từ ngũ ấm của ông. Đó
là tự tâm ma, tự tâm ông sanh
khởi ma. Mười loại ma phát sanh từ
sắc uẩn chính là từ tự tâm
ông sinh khởi.
Hoặc
là ma từ cõi trời.
Tại sao thiên ma từ trên trời đến
để quấy rầy ông? Vì ông, người
tu hành, đã tu tới chỗ có định
lực. Ông có một tí định
lực không có gì quan trọng, nhưng
cung điện của ma vương bị rúng
động giống như bị động đất
vậy. Vì ma vương cũng có thần
thong, nên khi cung điện của nó bị rúng
động , nó liền quan sát: ¡§A! Tại
sao cung điện của ta lại vô duyên vô
cớ rung rinh, tan vỡ thế nầy?¡¨ Nó khám
phá ra trên thế gian có người
sắp sửa thành tựu đạo nghiệp;
định lực của người tu đó
khiến cho cung điện của nó đỗ
vỡ. Thiên ma mới suy nghĩ: ¡§Mày
muốn phá diệt tao hả? Tao sẽ phá
hủy định của mày trước!¡¨ Cho
nên, nó đến phá hoại định
lực của người tu hành Hoặc
mắc quỷ thần . Quỷ thần cũng
vậy: chúng thấy ông tu hành sắp
sửa chứng quả thì ghen tức lắm.
¡§Hà! Mầy sắp chứng quả hả? Tao
sẽ phá tiêu việc tu hành của mày.¡¨
Thế rồi bọn chúng đục vô tâm
hay gá nhập vào thân ông khiến cho
định lực của ông không thể thành
tựu được, khiến cho ông tẩu
hỏa nhập ma. Nguyên do bị dính mắc
ma, ở phần kinh văn phía trước không
phải đã nói rồi sao? Đoạn kinh
văn ấy rất ư trọng yếu. Vì sao
bị ma dính vào? Vì ¡§thanh tịnh tâm
ý không chân chánh¡¨, vì bởi
ông lập tâm không chính, động
cơ không chân chánh. Cho nên, nếu tâm
ông có chút tà vạy thì, a ha!, dính
ma ngay. Đó gọi là tẩu hỏa
nhập ma: mất hỏa hầu, nhập vào ma. Hoặc
gặp ly, mỵ, hoặc là vọng
lượng. Các loại này đều là
những loại yêu quái. Nếu tâm
ông không sáng suốt, ông sẽ
nhận lầm kẻ giặc là con. Khi gặp
cảnh giới, tâm ông không nhận
thức, không thấu suốt rõ ràng, thì
ông sẽ nhận lầm ¡§kẻ cướp là
con mình¡¨. Ông nghĩ xem, những thứ quý
báu của ông, lẽ nào chúng không
trộm đi, cướp mất? Khi ông dẫn cướp
vào nhà, thì những thứ trân quý
vô giá trong nhà đều bị nó
lấy sạch. Cái gì là vật trân
quý vô giá? Tôi xin thành thật nói
cho các ông nghe, mong các ông nhớ
lấy! Đừng nên nghi ngờ, không tin
lời tôi nói. Vì sao? Vì nó quan
hệ lớn lao đến tiền đồ và
sinh mệnh của các ông. Vậy thì
vật vô giá ấy là gì? Chính
là bản hữu Như Lai Tạng Tánh
của các ông. Như Lai Tạng Tánh
của các ông chúng có thể đoạt
lấy sao? 1 Phần trước
tôi đã không nói đến tinh, khí,
thần rồi sao? Nếu các ông muốn khôi
phục lại Như Lai Tạng Tánh, trước
hết phải bảo trì tinh, khí, thần
của mình. Nếu không giữ gìn chúng,
thì của gia bảo của các ông
sẽ bị cướp đoạt. Các ông
hãy hết sức cẩn thận! Kinh
Văn: Lại
nữa, có khi được một ít cho là
đủ. Như Tỳ Kheo Vô Văn đạt
được Đệ tứ thiền, vọng ngôn
cho rằng mình đã chứng Thánh,
đến khi phước báo cõi trời
hết rồi, suy tướng xuất hiện,
liền phỉ báng quả vị A La Hán còn
phải chịu sinh tử, nên liền rơi vào
địa ngục A Tỳ. Giảng: Lại
nữa, có khi được một ít cho là
đủ. Trong
khi tu tập, dù không bị dính mắc
với quỷ thần, ông cũng cần phải
có trí tuệ chân chính và có
con mắt trạch pháp. Trạch là tuyển
chọn, Pháp là Phật Pháp. Nếu
ông nhận thức Phật Pháp, thì
tự ông biết mình đang tu tập đạt
đến trình độ nào. Đừng
đắc được chút ít cho là
đủ, rồi cảm thấy thỏa mãn như Tỳ Kheo Vô Văn đạt đến
Đệ tứ thiền, vọng ngôn cho rằng
mình đã chứng Thánh.
Gọi là Tỳ Kheo Vô Văn
(dốt nát) vì ông ta không hiểu
biết nhiều. Ông ta chỉ biết chút
ít Phật Pháp. Ông ta ¡§Vô Văn¡¨
(dốt nát) như thế nào? Cơ bản
là bốn quả vị A La Hán đều vượt
hơn Tứ Thiền Thiên. Đức Phật
dạy: vị nào đạt được
quả vị thứ tư (A La Hán), thì không
còn chịu sanh tử luân hồi nữa.
Vị Thánh khi chứng được quả
vị thứ hai (Tư Đà Hàm) được
gọi là Nhất Lai, phải còn thọ sanh
một lần lên cõi trời và một
lần trở lại trong cõi người . Còn
phải trải qua một lần sanh tử nữa .
Vị Thánh đạt quả vị thứ
nhất (Tu Đà Hoàn) còn phải
chịu trải qua bẩy lần sanh tử. Tất
cả những cảnh giới này đều vượt
trên cảnh giới của các cõi
trời Tứ Thiền. Vô Văn Tỳ Kheo, trong
quá trình tu tập, chỉ mới đạt
đến Đệ Tứ Thiền Thiên mà
thôi, nhưng ông ta tưởng rằng ông
đã chứng được quả vị A La
Hán. Thực ra, đắc được Đệ
Tứ Thiền Thiên vốn không phải là
chứng quả mà vẫn còn ở địa
vị phàm phu. Nhưng
Tỳ Kheo Vô Văn (dốt nát) nói
rằng mình đã chứng A La Hán.
Hiện nay có một số người, không
những cho rằng quả vị A La Hán vẫn
còn quá thấp, họ trơ tráo tuyên
bố rằng chính họ là Phật. Nhưng
một Đức Phật thì có đủ
tam Thân, tứ Trí, Ngũ nhãn, Lục
thong. Các ông có thể hỏi những người
tự tuyên bố mình là Phật xem
họ có được mấy món thần
thong? Trong Lục thông thì ma quỷ có ngũ
thong, chỉ thiếu lậu tận thong. Tôi tin
chắc rằng những người tự cho mìnhlà
Phật, đừng nói tới sáu thông
hay năm thông, ngay cả một thông cũng
chẳng thông. Vì một thông cũng
chẳng có nên họ tự xưng là
Phật. Nếu họ chỉ có một thông,
họ đã không đưa ra lời đại
vọng ngôn như thế. Khi
phước báu cõi trời hết. Khi
thọ mạng của ông ta ở cõi
trời sắp hết, suy tướng xuất hiện. Khi thọ
mạng của một chúng sanh ở cõi
trời hết, khi họ sắp chết thì có
năm dấu hiệu xuất hiện, gọi là
ngũ suy tướng, Một là vòng hoa trên
đầu héo rũ, hai là quần áo
trở nên dơ bẩn, ba là nách
xuất mồ hôi, bốn là thân thể
trở nên hôi thối, năm không thể
ngồi yên. Ông
ta phỉ báng: Chứng A La Hán còn
phải chịu sanh tử. Do vậy, liền rơi vào
địa ngục A Tỳ. Thiên phước
của ông ta đã hết, năm tướng
suy xuất hiện, báo hiệu thọ mạng
đến lúc chấm dứt, ông ta liền
nổi giận. Vô Văn Tỳ Kheo tức
giận điều gì? Ông ta nói ¡§Ta
đã bị Phật lừa dối, Đức
Phật là kẻ lừa đảo bịp
bợm, Đức Phật nói rằng chứng
được A La Hán thì vĩnh viễn không
còn sanh tử luân hồi nữa. Tại sao bây
giờ thọ mạng của tôi lại sắp
kết thúc? Tại sao tôi còn tái
sanh? Tại sao tôi còn phải bị luân
hồi nữa? Đức Phật là kẻ
lừa dối!¡¨. Một khi phỉ báng Đức
Phật như thế, các ông nói xem
điều gì xảy ra? Ông ta liền đọa
vào A Tỳ địa ngục. Địa
ngục A Tỳ còn gọi là địa
ngục Vô Gián. Ông ta căn bản là
không chứng A La Hán quả, mà tự
tuyên bố đã chứng được, nên
khi hưởng hết phước báo ở cõi
trời xong, khi chấm dứt mạng sống ở
đó, ông ta rơi vào địa
ngục. Ông ta không nhận ra lỗi lầm
của mình mà còn cho rằng Đức
Phật giảng pháp không đúng.
Thực sự Đức Phât đã nói
rằng: ¡§Ông chưa chứng A La Hán,
nếu đã chứng thì đương nhiên
ông chẳng còn sanh tử luân hồi
nữa! Sao lại còn có năm suy tướng
hiện ra?¡¨ Bởi vì hủy báng Đức
Phật, nên Vô Văn Tỳ Kheo tức
thời rơi vào địa ngục Vô Gián
¡V A Tỳ địa ngục. Đó
là kết cuộc của Vô Văn Tỳ
Kheo. Còn những người tuyên bố là
Phật thì kết cuộc ra sao? Các ông
có thể thử tưởng tượng họ
sẽ đi về đâu? Tôi không
biết rồi họ sẽ đọa vào đâu
nữa! Kinh
Văn: Ông
hãy nghe cho kỹ, Như Lai sẽ vì ông
mà phân biệt chín chắn. Giảng: Ông
hãy nghe cho kỹ. A Kinh
Văn: A
Giảng: A
Vui
mừng đảnh lễ. Nghe Đức Phật
sắp phân biệt tường tận, chi
biết nên mọi người đều vui
mừng đảnh lễ Đức Phật. Nhiếp
tâm lắng nghe lời chỉ dạy từ bi
của Đức Phật. Đại chúng
nhiếp phục tâm niệm của mình
lại, không có vọng tưởng, nhất
tâm nghe Phật thuyết pháp. Kinh
Văn: Đức
Phật bảo ngài A Nan và cả đại
chúng: ¡§Các ông nên biết, mười
hai loại chúng sanh trong thế giới hữu
lậu, đều có sẵn cái bổn tánh
giác ngộ sáng suốt nhiệm mầu
(bổn giác diệu minh), cái tâm thể
giác ngộ tròn đầy ( giác viên
tâm thể), cùng với mười phương
chư Phật, không hai không khác. Giảng: Đức
Phật bảo A Nan và cả đại chúng
rằng:
Tất cả các
ông nên biết mười hai loại chúng
sanh trong thế giới hữu lậu, đều có
sẵn bổn tánh giác ngộ sáng
suốt nhiệm mầu (bổn giác diệu minh)
- bổn lai tánh giác, chân tâm
diệu minh, cái tâm
thể giác ngộ viên mãn (giác viên
tâm thể) ¡V cái tâm thể vừa viên
mãn vừa giác ngộ, cùng
với mười phương chư Phật, không
hai không khác. Hoàn toàn giống
nhau, chẳng khác chút nào. Mười phương
chư Phật có sẵn cái bổn giác
diệu minh, giác viên tâm thể, và mười
hai loại chúng sanh cũng vậy. Cái
bổn giác diệu minh, giác viên tâm
thể nầy còn được gọi là
Như Lai Tạng Tánh. Kinh
Văn: Do
vọng tưởng, ông mê muội chân lý
sanh ra lỗi lầm, si và ái phát sinh,
khiến mê cùng khắp, nên mới có
hư không. Cái mê biến mãi không
thôi, nên có thế giới sinh ra. Do
vậy các cõi nước không phải vô
lậu, nhiều như số vi trần trong mười
phương, đều dựng lập từ mê,
ngoan và vọng tưởng. Giảng: Do
vọng tưởng, ông mê muội chân lý.
Này A Nan,
tự tánh của ông và tự tánh
của mười hai loại chúng sanh cùng
với chư Phật chẳng khác. Là một, là như nhau. Tuy nhiên, vì
nương nơi chân mà ông dấy
khởi vọng tưởng, trở nên mê
muội chân lý, thành ra lỗi lầm sai
trái từ đó mà phát sanh. Lỗi
lầm lớn nhất là gì? Là ngu si
và ái. Có thể nói si và
ái là hai thứ, cũng có thể gom thành
một thứ: Si và ái. Bởi vì có
vô minh, thành ra thứ gì cũng không
hiểu thấu, chỉ biết ái. Từ sáng
đến tối chỉ nghĩ đến thứ này:
đó là nghĩ đến sự dâm
dục và ái dục. A! Chẳng thể buông
bỏ dù chỉ trong chốc lát. Nếu các
ông chú tâm, thích thú tham cứu
Phật Pháp cũng như khi say mê ái
dục vậy thì sẽ thành Phật
rất chóng. Nhưng tiếc thay các ông
không thể chuyển đổi ý thích
dục lạc thành ý thích Phật Pháp.
Do vậy, càng học Phật Pháp, càng
thấy vô vị. Rằng: ¡§Tật xấu
của tôi nhiều như thế đó,
Phật Pháp đều nói toạc ra cả.
Úi! Thật là tôi không muốn
học chút nào. Phật Pháp kêu
gọi tôi thay đổi tâp khí, làm
sao mà tôi có thể làm được
điều ấy?¡¨ Đó là một ví
dụ về si ái. Ở trên kinh văn có
nói ¡§ Do vọng tưởng, mê muội chân
lý sinh ra lầm lỗi¡¨ Nay tôi có
thể nói rằng: ¡§Do lòng si ái mà
sinh ra lầm lỗi¡¨
Si ái phát sinh, khiến mê cùng
khắp. Vì ông có si ái nên
sinh ra mê muội. Chuyện gì cũng mê
muội. Một khi si ái thì ông sẽ không
còn hiểu biết rõ rang, chuyện gì
cũng chẳng màng đến. ¡§Đọa
địa ngục thì cũng mặc, sợ gì!¡¨.
Chuyện gì ông cũng không lý
tới. Nên có hư
không. Vì
si ái nên ông lầm lỗi, từ sáng
đến tối cứ nghĩ đến người
nữ. Nếu là người nữ thì
cứ nghĩ đến người nam. Từ đó
phát sanh ra một thứ tánh ¡§không¡¨ hư
vọng. Thứ mê này
biến mãi không thôi nên có
thế giới sinh ra. Từ một thứ mê
biến ra hai thứ mê, hai thứ mê biến
thành ba thứ mê, cứ thế tiếp
tục không ngừng. Người thông minh nên
chú ý vào đoạn kinh văn này,
nhìn kỹ vào đây. Bởi vì
đoạn văn này nói rõ đến
tận xương cốt của quý vị, nói
toạc ra tật xấu của các ông
rồi đấy. Do vậy, các cõi
nước không phải vô lậu nhiều như
số vi trần trong mười phương đều
đưọc dựng lập từ mê, ngoan và
vọng tưởng.
Thế giới khắp mười phương không
phải bất hoại. Nó không phải là
thế giới vô lậu, vì nó không
thể có thể tánh riêng biệt, mà
chỉ là sự dựng lập của vọng tưởng.
Mê nghĩa là mê muội không thấu
suốt. Ngoan nghĩa là ngu si ương
ngạnh. Thế giới đều là do
vọng tưởng của các ông tạo thành,
các ông có biết chăng? *
Ma quỷ không thể đoạt mất Như
Lai Tạng Tánh, nhưng chúng có thể
đoạt mất phương tiện, nhịp
cầu để ta đạt tới Như Lai
Tạng Tánh. Phương tiện ấy chính
là: tinh, khí, thần. Khi phương tiện
ấy bị phá hủy thì bạn sao thành
Phật được. (còn
tiếp)
|