 |
Lời Cảnh Tỉnh
Sư Cô Chứng
Nghiêm
Sư Cô Chứng Nghiêm
(Master Cheng Yen) quê quán ở tỉnh Ðài Trung, Ðài
Loan. Năm 23 tuổi cô xuất gia, sống đời thanh
đạm tu hành. Vào thời ấy vì hoàn cảnh khó
khăn, cô đã phải làm nhang, đèn cầy, đậu hủ,
bán để giúp chùa và duy trì sinh hoạt cá nhân.
Thấy sự khổ sở của đồng bào, cô đã phát đại
nguyện hành đạo bồ tát để cứu tế chúng sinh.
Với đại nguyện và tinh thần vì người quên
mình, nhiều nhân duyên bất khả tư nghì đã cảm
ứng, để đến năm 1966, cô thành lập Từ Tế Công
Ðức Hội (Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation)
http://www.tzuchi.org. Thế rồi trãi qua hơn ba mươi năm cần
khổ phục vụ, hội đã giúp không biết bao nhiêu
người nghèo khổ bịnh tật và vì vậy hội đã
trở thành một trong những tổ chức từ thiện cung
ứng nhu cầu về y tế, phục vụ, giáo dục, văn hóa
tích cực nhất ở Ðài Loan. Hiện tại Buddhist
Compassion Relief Tzu Chi Foundation đã có chi nhánh
tại Nam Phi, Á Căn Ðình, Bỉ, Hoa Kỳ cũng như
Nhật Bản, Thái Lan... Sư Cô được trao tặng Ramon
Magsaysay Award năm 1991 và cũng đã được đề
nghị lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1993.
Những lời khuyên sau đây là lời cô bản thân
kinh nghiệm, nói lại cho chúng ta để đối diện
với hoàn cảnh thực tế mỗi ngày.
(tiếp theo)
7.
Cỏ Vô Minh và Duyên Giúp Ích
Quan điểm
về nghịch cảnh và thị phi
-
Khi nghịch
cảnh và chuyện thị phi tới, bạn hãy giữ trong tâm
chữ Rộng rãi.
-
Ở đời
chẳng có chuyện gì dễ dàng. Không có nghịch cảnh,
thì mình không xứng đáng làm ngọn hải đăng cho cõi
đời.
-
Trong Phật
giáo, nghịch cảnh được gọi là duyên giúp ích (trợ
duyên). Do đó khi bạn gặp nghịch cảnh, bạn nên sinh
lòng cảm kích. (Duyên lành ngẫu nhiên) có thể gặp mà
chẳng thể cầu!
-
Việc gian
nan, khảo đảo, rắc rối đều là thử thách. Thanh
kiếm phải nhờ dủa nơi đá mài thì mới sắc bén
được. Viên ngọc thô phải gọt dủa mới phát huy
được nét đẹp sáng chói của nó.
-
Tu hành
phải vượt qua thử thách. Phải rèn luyện tâm động
thành ra tâm tĩnh. Dù ở trong cảnh động mà không động
tâm.
-
Tu hành thì
từng giờ, từng phút, từng giây, mãi hoài chẳng
nghỉ. Làm việc cũng phải trải qua vô số chuyện
thử thách.
-
Người ta
thường bị kẹt trong cái nhìn của chính mình. Tri âm
tức là chân lý. Không phải tri âm thì biến thành
thị phi.
-
Cái mà người
ta khó thấy nhất là bản ngã, là chính mình. Thường
ngày ai cũng mở to mắt nhìn bên ngoài: nói người này
thế này thế nọ, bàn chuyện đời như thế như kia, mà
chẳng biết rằng mình cũng nằm trong phạm vi đó.
Nếu tách riêng cái tôi này ra, đem bản ngã làm đối
tượng để quan sát thì mới thấy rõ ràng được sự
lý mọi chuyện.
-
Hãy tha
thứ cho kẻ vô ý làm tổn hại người khác. Cũng chớ
nên dễ dàng bị người ta làm tổn thương.
-
Hễ đã
nghi ngờ ai, bạn chẳng thể yêu mến người ấy. Hễ
nghi ngờ ai, bạn cũng khó tha thứ họ. Hễ nghi ngờ
ai, bạn cũng chẳng tin tưởng họ.
-
Thêm một
phần hoài nghi người nào thì mình sẽ bớt đi một
phần tự tin. Khi phủ nhận mọi thứ trên đời, bạn
sẽ mất hết lòng tin nơi mình.
-
Hãy xem
những chuyện thị phi là bài học.
-
Xem khen
ngợi là lời cảnh giác (đừng kiêu ngạo, hãy tự
kiểm đức hạnh).
-
Xem việc
hiềm ghét ruồng bỏ là cơ hội phản tỉnh.
-
Lấy sự
lầm lẫn, hiểu lầm làm kinh nghiệm (để cải
thiện).
-
Bất kỳ
sự phê bình nào cũng là bài học quý giá.
-
Khi người
ta mắng chưởi mình, chẳng hiểu mình, hủy báng mình,
mình nên sinh lòng cảm kích họ. Hãy cám ơn họ vì
họ đã tạo ra cảnh giới để mình tu hành.
-
Khi tâm
thuần chính thì không sợ ai hủy báng cả. Chỉ cần
bạn làm việc cho chính (đúng đắn, đàng hoàng), cho
chân thành thì mặc ai muốn hủy báng, họ chỉ làm nhân
cách của bạn thêm thăng hoa (trở nên cao thượng hơn)
mà thôi.
-
Việc sai
lầm tới: biến nó thành đúng đắn. Chuyện xấu ác
đến: biến nó thành tốt lành. Bất luận chuyện thị
phi gì bạn cũng hãy khéo léo hiểu thấu thì không còn
gì là thị phi nữa. Nghe chuyện thị phi gì, bạn cũng
xem nó như là duyên giúp ích việc tu hành. Nhất định
chớ để cỏ vô minh mọc đầy tràn trong tâm bạn.
-
Nếu mỗi
người ai ai cũng rủ sạch lòng ngã mạn, đừng chấp
vào cái "tôi", dẹp đi tánh vô minh nóng nảy,
thì giữa người với người sẽ chẳng bao giờ sản
sinh chuyện thị phi.
-
Hãy xem
chuyện thị phi là bài học. Làm vậy, mình có thể
chuyển hoá những chuyện không vừa lòng thành lợi khí
cải thiện tự ngã. Chuyện người ta, mình chớ thị
phi (bàn cãi ai đúng, ai sai, ai tốt, ai xấu). Bởi vì
chuyện thị phi chỉ khiến mình cảm giác rằng đời
người thật đau khổ mà thôi. Kỳ thật, mỗi chuyện
hằng ngày, dù nhỏ nhặt đến đâu, cũng là bộ Ðại
Tạng Kinh - kho tàng kinh điển - sống động.

Trở về
trang nhà | Về đầu trang
|