![]() ![]() |
Vietnamese|English Lược Giảng Kinh Kim Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật Hòa Thượng Tuyên Hóa tại Phật Giáo Giảng Ðường, San Francisco từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 4 năm 1969. (tiếp theo) đoạn mười bốn:
Lược giải:
Lúc bấy giờ, sau khi trưởng lão Tu-bồ-đề nghe Phật giảng thuyết, đối với đạo lý vô tướng của Kinh Kim Cang, ngài hiểu thấu được một cách sâu xa, đối với ý nghĩa và quy thú của kinh, ông hoàn toàn hiểu rõ ràng, trong lòng hết sức hoan hỷ, nước mắt tuôn rơi và khóc. Lòng đã hoan hỷ sao còn khóc? Thường thường đối với mọi người chúng ta, khi nào lòng cảm thấy vui cực điểm, nước mắt hay chảy ra, cho nên có câu "vui quá mà khóc," đây chính là trường hợp khóc cười chẳng đặng, một trạng thái xúc động tràn ngập đến cực độ. Các bạn bảo Ngài ấy vui sướng ư? Nhưng sao lại thấy Ngài khóc? Các bạn bảo Ngài khóc ư? Sao lại thấy Ngài vui sướng! Nguyên do Ðức Phật nói pháp bát-nhã, ông Tu-bồ-đề thấy quá mầu nhiệm, mà lòng cảm thấy khóc cười chẳng đặng. Trạng huống này chẳng phải vì Ðức Phật thuyết pháp chưa rốt ráo, mà chính vì Ngài Tu-bồ-đề khóc cười chẳng đặng, vui sướng quá độ trước pháp mầu bát nhã của biệt giáo mà Phật vừa thuyết giảng (giáo lý Phật dạy được chia ra: tạng giáo, thông giáo, biệt giáo, viên giáo; pháp môn bát-nhã thuộc biệt giáo). Khi được nghe tới diệu pháp bát-nhã này của biệt giáo, Ngài Tu-bồ-đề liền cảm thấy vừa hoan hỷ vừa bi ai. Bi ai chính là:
Dịch nghĩa:
Ngài Tu-bồ-đề nghĩ lại ngày trước Ngài đã ưa pháp Tiểu thừa, pháp Thanh văn, đó là điều sai lầm, nay giác ngộ cái dĩ vãng đã rồi và hiểu rằng tương lai có thể sửa đổi kịp thời. Ngài biết mình đã từng đi con đường hẽm, đường lầm lẫn, bởi theo nhãn quan của Ðại thừa thì Tiểu thừa là đường hẽm, sai lầm. Có điều, khúc đường lạc đó chẳng đi xa là bao, nên nay cầu pháp Ðại thừa là đúng, pháp Tiểu thừa xưa kia là sai. Bởi có những cảm giác hỗn hợp như vậy, nên trong lòng vừa buồn vừa vui, nước mắt tuôn rơi mà bạch Phật.
"Hiếm có thay, Thế-tôn!" mấy chữ này ở phần đầu kinh (Phần 1: Pháp Hội Nhân Do) cũng được Ngài Tu-bồ-đề nói lên, để tán thán pháp bát-nhã biểu lộ qua tư thái thường nhật của Ðức Phật Thích Ca, qua các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Ðoạn này, chữ "hiếm có" nói lên sự thâm sâu hy hữu của kinh điển. Ngài Tu-bồ-đề muốn nói rằng kinh điển này mới là thâm sâu hiếm có, sâu xa tới mức các hàng Tiểu thừa không thể hiểu thấu được dễ dàng. Ông nói: "Con đã từng gần Phật, theo Ngài để học Phật-pháp, nên có được huệ nhãn..." Huệ nhãn là trí huệ, con mắt trí huệ, một trong 5 loại mắt (Ngũ nhãn), cũng có thể giảng là lấy trí huệ làm con mắt, không phải là con mắt không thấy đường, ai bảo sao thì theo vậy. Mắt không thấy đường là sao? Là người mù dẫn người mù, chẳng kiếm ra đường lối. Sao lại đến tình trạng kẻ mù dẫn kẻ mù? Chỉ vì không có con mắt trí huệ, bởi nếu có mắt trí huệ thì nhận ra ngay cái gì phải, cái gì trái, hắc bạch phân minh. Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: "Từ ngày học đạo được trí huệ đến nay, con chưa từng nghe pháp môn bát nhã Phật vừa thuyết giảng."
Ngài Tu-bồ-đề thưa lên Phật rằng: Con nay đã nghe và đã tin. Giả như nếu có người nghe kinh này mà sanh lòng tin thanh tịnh. . . Tin một cách thanh tịnh nghĩa là không hề mảy may nghi hoặc, chỉ chuyên nhất một lòng trong suốt, không gợn, không dao động. Người có được lòng tin thanh tịnh như vậy thì sẽ sanh xuất đặng thật tướng bát nhã - vô tướng trí huệ. Cũng nên biết rằng sự thành tựu của người đó là bậc nhất, là rất hiếm có. Công đức của người đó thì cũng không có gì có thể sánh bằng. Tại sao? Lòng tin chuyên nhất, không nghi hoặc, tin đến độ tột cùng thì sẽ chứng được thật tướng lý thể, mà đạt được lý thể thật tướng thì đúng là hiếm có, là đệ nhất rồi.
Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng thật tướng là phi tướng, cũng là vô tướng, bởi Như-lai nói thật tướng là vô tướng. Ông cho hay ông được nghe Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật thì sanh lòng tin thanh tịnh, lấy tâm thọ lãnh, lấy thân tu trì, ông nghĩ điều đó đối với ông không khó khăn. Tại sao đối với ông Tu-bồ-đề thì không khó khăn? Bởi vì trong nhiều kiếp xa xưa, ông đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo trồng mọi căn lành, nên ông nói "chẳng cho là khó." Căn lành có mười một loại: Thứ nhất là tín căn, thứ nhì tàm căn, thứ ba quí căn. Như quí vị gặp một việc gì mà tự mình cảm thấy đã làm sai, nên sửa đổi lại, cải ác hướng thiện, trong lòng nẩy sinh tâm tàm quí (hổ thẹn), đó là sự biểu hiện cái hay, thuộc về thiện căn. Nếu chẳng biết tàm quí tức là không có thiện căn. Thứ tư là vô tham, thứ năm vô sân, thứ sáu vô si, thứ bảy tinh tấn, thứ tám khinh an, như trạng thái an nhiên nhẹ nhàng trong lúc ngồi thiền chẳng hạn. Thứ chín là không phóng dật. Phóng dật (buông lung) là không theo đúng quy củ, không phóng dật là giữ đúng quy củ. Thứ mười là bất hại, nghĩa là không hại người khác. Thứ mười một là hành xả, nghĩa là bố thí. Mười một loại trên thuộc về các căn lành trong các loại tâm sở.
Ông Tu-bồ-đề nói rằng đối với ông thì sanh lòng tin, và thọ trì kinh, không phải là khó, nhưng trong tương lai, khoảng năm trăm năm sau cùng, tức đời mạt pháp, thời kỳ đấu tranh kiên cố, lại có người khi nghe Kinh Kim Cang liền sanh lòng tin, hiểu, thọ, trì, thì người đó ắt là hiếm có và là đệ nhất trong số chúng sanh đời mạt pháp.
Vì duyên cớ gì? Vì người đó không có tướng ngã, không tướng nhân, không tướng chúng sanh, không tướng thọ giả. Vì không ngã tướng nên lòng không tham, không nhân tướng nên không sân, không chúng sanh tướng nên không si, không thọ giả tướng nên không có tâm ái. Tóm lại, vì không tham, sân, si, ái, nên họ không có bốn loại vọng niệm ấy.
Chỗ này nghĩa là gì? Tướng ngã phải là không có tướng; tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả cũng đều là vô tướng, đều phải lìa tướng. Vô tướng chính là thật tướng, cho nên nói "lìa tất cả chư tướng, tức gọi là chư Phật." Lìa được tất cả phi tướng chính là thật tướng, nếu như đạt được thật tướng tức là chứng được cái lý thể tự tánh của chư Phật, tức là thành Phật vậy.
Phật nghe xong, nói với Tu-bồ-đề rằng: "Ông trình bày ý kiến rất đúng. Giả tỉ có người nghe xong bộ Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật này, lòng không kinh, không hãi sợ. . ." Tại sao lại phải kinh sợ? Bởi vì phàm phu chúng ta quen chấp ngã tướng, một khi nghe đến "không có ngã," bèn hoảng sợ, tự hỏi: "Cái tôi chạy đi đâu rồi? Tôi đang hiện hữu sờ sờ đây, thế nào lại không có tôi?" Phàm phu nghe nói đến pháp môn bát-nhã vô tướng, thì có sự sợ hãi, đây là niềm kinh, hãi, sợ của phàm phu. Ðối với hàng nhị thừa, thì tuy không còn tướng ngã, họ vẫn còn chấp pháp. Khi nghe đến câu "pháp còn phải bỏ," họ cũng hãi sợ. Tại sao lại bỏ cả pháp? Bỏ pháp đi lấy gì mà tu hành? Ðó là kinh, hãi, sợ của nhị thừa. Các hàng Bồ-tát quyền-thừa đã chứng được nhân không, pháp không, nhưng chưa đạt được lẽ không không. Cái không đã chứng đắc đó cũng phải giải quyết, cho nó không luôn. Nếu lại giữ cái không, tức là chấp không. Cho nên, trong Phật-pháp, giải quyết được ngã chấp, pháp chấp, còn phải đoạn trừ không chấp. Nếu khư khư giữ cái không lại, gọi là trầm không trệ tịch, cũng là lầm. Nên ta phải đứng ở giữa cái không: Nhân không, pháp không, không không.
Ðối với người hiểu rõ thật tướng bát-nhã ba-la-mật, nghe xong không hề tỏ ra hãi sợ, Ðức Phật nói rằng"phải biết người đó rất là hiếm có." Ða số chúng ta, khi nào làm được chút xíu công đức, thì tuyên bố này nọ, y như Lương Vũ-Ðế năm xưa, cái đó thực là quá si mê. Chẳng qua vì không hiểu rõ pháp môn bát-nhã. Hiểu được pháp môn bát-nhã, thì quá khứ có chuyện gì cũng coi như không. Như còn chút xíu tơ vương, thì còn trở ngại, cho nên trong Tâm Kinh có câu: "vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố." Quí vị có chút công đức mà để cho ý niệm đó vương mãi trong lòng, thì đúng là trở ngại, làm sao "xa lìa được điên đảo vọng tưởng" để tới được "cứu cánh niết-bàn?" Ý nghĩa của Tâm Kinh thật là nhiệm mầu vô cùng.
Phật bảo tại sao một người như vậy là hiếm có. Như-lai nói đệ nhất ba-la-mật, là chiếu theo trung đạo viên lý mà nói. Nếu y chiếu theo chân đế mà giảng, thì thật ra chẳng có đệ nhất ba-la-mật. Còn như y chiếu vào tục đế thì bèn đặt cho nó cái tên là đệ nhất ba-la-mật.
Phật nói nhẫn nhục là một ba-la-mật. Nhẫn nhục phải là vô tướng, vì nếu có tướng tức là nhẫn nhục mà chấp tướng, và phàm chấp tướng tức không phải chân chánh nhẫn nhục. Chân chánh nhẫn nhục là không ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Một khi không còn bốn tướng thì còn cái gì để nhẫn nhục nữa? Cho nên có câu: "Chiếu theo trung đạo, là nhẫn nhục ba-la-mật, giả thử nhân không, pháp không, cái không cũng không, thì đâu còn cái gì mà nhẫn nhục ba-la-mật?" Danh xưng ba-la-mật là chiếu theo tục đế mà thôi.
Câu hỏi "tại sao," tức là vì duyên cớ gì mà nhẫn nhục ba-la-mật lại gọi là chẳng nhẫn nhục. Phật bảo ông Tu-bồ-đề rằng, cũng giống như năm xưa, khi Phật còn trong thời kỳ tu nhân, Ngài bị vua Ca-lợi cắt xẻo thân thể. . . Ca-lợi, có chỗ phiên âm thành chữ Ca-lăng-ca (Kalinga), ở đây ngài Cưu-ma-la-thập dịch âm là Ca-lợi; có kinh khác viết chữ "ca" là ca hát, lại có chỗ dùng chữ "cát," nghĩa là cắt, thay chữ "ca," ý hẳn muốn nêu rõ ý nghĩa là cắt xẻo thân thể của vị tiên nhẫn nhục (một kiếp quá khứ của Ðức Phật). Trong thời tu nhân, Ngài đã từng làm thân một vị tiên nhẫn nhục, ở trong rừng núi, không xa thành của vua Ca-lợi là bao nhiêu. Một hôm, vua Ca-lợi đi săn ngoài thành, đem theo quân lính cùng văn võ bá quan, cũng như một số cung phi, cung nga và thể nữ, theo hầu. Khu vực săn bắn rất rộng lớn, vua Ca-lợi đi vào núi lùng kiếm các loài hươu nai rừng, hay hổ báo v. v. nhưng số cung tần thì nhát gan, không dám đi theo sát nhà vua để trực tiếp dự cuộc săn đuổi. Họ nhác thấy trong rừng một người trẻ tuổi, nên động lòng hiếu kỳ, đến tận nơi gặp thì thấy vị thanh niên này có tóc dài, mặc áo quần lam lũ, họ rất hãi sợ, cho rằng đây chính là yêu quái. Tiên nhẫn nhục bèn nói cho họ an tâm rằng mình không phải là dã thú mà chỉ là người tu đạo. Tu đạo là nghĩa gì? Số cung tần, thể nữ ở đây chưa hề nghe ai nói tới mấy chữ tu đạo, thấy người đó cũng nói năng, nên bạo dạn tới gần để trò chuyện. Tiên nhẫn nhục giảng Phật-pháp cho họ nghe. Quả là lần đầu, họ được thấy những gì chưa hề được thấy, được nghe những gì chưa hề được nghe, họ chăm chú lắng tai, lòng vui sướng, tâm thần cơ hồ bị thâu hút, không còn biết tới mọi sự xung quanh. Ðương lúc mãi miết săn đuổi hươu nai, vua Ca-lợi chợt quay đầu lại nhìn, chẳng thấy cung nga thể nữ của ông đâu, bèn quay trở lại tìm kiếm, thì kiếm ra chỗ của vị tu hành. Từ đàng xa trông, nhà vua chỉ thấy số cung nga xúm lại chung quanh một người, và không rõ người này nói những chuyện gì với đám cung nga. Vua bèn từ từ rón rén đi lại, thám thính, đến gần nghe thấy vị tiên nhẫn nhục giảng Phật-pháp, còn đám phụ nữ thì tất cả đều chú mục ngưng thần, quên hết mọi sự, chẳng biết là có vua Ca-lợi đi tới. Vua Ca-lợi cất tiếng hỏi:
Tiên nhẫn nhục đáp:
Vua Ca lợi nói:
Tiên nhẫn nhục đáp:
Vua Ca-lợi nổi giận nói rằng:
Nói rồi, vua Ca-lợi rút kiếm ra cắt đứt tai của tiên nhẫn nhục. Các quan văn võ trông thấy vua Ca- lợi cắt tai của tiên nhẫn nhục, mà người này không tỏ chút gì đau khổ cả, mới tâu rằng:
Vua Ca-lợi nói:
Nói xong, vua Ca-lợi vung kiếm cắt luôn mũi của tiên nhẫn nhục, và nói:
Tiên nhẫn nhục đáp:
Nói xong, vua Ca-lợi chặt chân của tiên nhẫn nhục rồi hỏi:
Vua chặt nốt chân kia, vậy là hai chân, hai tay, một mũi, hai tai đều bị cắt. Vua hỏi tiếp:
Vị thanh niên vẫn một mực trả lời:
Lúc bấy giờ, trên tầng trời, các vị Tứ Ðại Thiên Vương giận lắm bảo rằng: "vua Ca-lợi này thiệt là người không phải. Vị này là người tu hành, ngươi coi rẻ người ta quá đáng, chúng ta là hàng hộ pháp, phải trừng phạt ngươi." Sau đó, các vị trời cho mưa đá xuống, rồi nổi gió làm cát đá bay mù mịt. Vua Ca-lợi thấy vậy, biết là tai họa, trong lòng hãi sợ liền đến trước vị tu hành vừa cụt tay, cụt chân, vừa mất tai và mũi, năn nỉ rằng:
Vua Ca-lợi nói:
Tiên nhẫn nhục đáp:
Nói xong, quả nhiên thấy tay, chân, tai và mũi của tiên lại mọc ra như cũ. Tiên nói:
Bởi vậy, sau khi đức Thích Ca thành Phật, đầu tiên Ngài độ cho Tôn-giả Kiều-trần-như, tức là vua Ca-lợi trong kiếp xưa thời quá khứ. Một số người nghe kinh tới đoạn này có thể nghĩ rằng nếu có vị tỳ-kheo nào, ở trong núi tu nhẫn nhục, ta cứ đến cắt tai, mũi người đó, người đó sẽ phát nguyện độ cho ta trước tiên. Nhưng ta phải nhớ rằng, muốn được vậy, ta cần phải gặp cho đúng Phật Thích Ca Mâu Ni, mới có được tấm lòng từ bi và nhẫn nhục như vậy; gặp phải người chẳng có từ bi nhẫn nhục như Ðức Phật, thì với sự sân hận của người đó, ta ắt là bị đọa vào địa ngục vô gián, do đó chúng ta chớ nên coi thường mà bắt chước cách đó.
Ðức Phật cho hay trong thời gian làm tiên nhẫn nhục, lúc Phật bị vua Ca-lợi cắt thân thể ra từng mảnh, Ngài không có tướng ngã, tướng nhân,, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Ngài đã từng kinh nghiệm qua pháp nhẫn nhục ba-la-mật, nay Ngài kể cho mọi người nghe.
Ðức Phật nói: "Ðương lúc vua Ca-lợi cắt tai, cắt mũi, chặt tay chân ta, nếu ta có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thì ắt là ta đã sanh tâm sân hận. Tại sao vậy? Bởi còn cái Ổngã.Ỗ Chừng nào còn Ổngã,Ỗ thì vẫn còn tâm sân hận. Cho nên lúc đó, vì không còn Ổngã,Ỗ ta không hề khởi lòng sân hận, và phát nguyện xong thì tay chân, cùng tai mũi, mọc lại như cũ. Nếu vào lúc đó, còn chút nào sân hận trong lòng ta, thì điều nguyện của ta cho tứ chi khôi phục lại đâu có thể thành tựu."
Ðức Phật nói: "Tu-bồ-đề! Ta nhớ những kiếp xưa làm tiên nhẫn nhục trong năm trăm đời, trải qua bao nhiêu kiếp đó, đối trước mọi sự ta đều phải nhẫn nhục, không vướng mắc vào các tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Mọi sự gian nan khổ sở, ta đều phải nhẫn chịu. Cho nên làm Bồ-tát là phải lìa mọi tướng, phải phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bồ tát cũng không được chấp trụ vào cảnh giới của lục trần, không chấp trước vào sắc mà sanh tâm, không trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sanh tâm chấp trước; phải nên sanh tâm "không chỗ trụ" (tâm không chấp trước vào gì cả), tất cả phải cho viên dung, vô ngại. "Nếu tâm có chỗ trụ, tức là chẳng phải trụ." Nếu như tâm của ta mà chấp trước, tức chẳng phải "sanh tâm không chỗ trụ" (như kinh đã nói). Còn có chấp, tức có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả."
Cho nên tâm của Bồ-tát không nên chấp trước vào sắc khi bố thí. Bồ-tát thì tu lục độ vạn hạnh. Riêng bố thí là bao gồm đầy đủ cả sáu độ, tại sao vậy? Bố thí có các loại như tài thí, pháp thí, vô úy thí. Tài thí là bố thí tư liệu để người ta sanh sống, cũng là nằm trong độ bố thí của sáu độ nói trên. Nay nói về pháp thí. Như quí vị thuyết pháp cho những ai đối với quí vị không có tâm oán hại, chẳng hạn, khiến cho họ trở thành kẻ vô úy, khiến họ xa lìa tâm sợ hãi, như vậy quí vị đã thực hiện trì giới, một độ trong lục độ. Trong trường hợp những kẻ đó đối với quí vị có lòng oán hại, vì trước đó giữa hai bên với nhau đã xảy ra một chuyện gì không phải, quí vị vẫn nói pháp để họ có thể xa lìa sợ hãi, tức là quí vị đã tu nhẫn nhục, một độ trong lục độ. Quí vị hoan hỷ vì người nói pháp, không biết mệt mỏi, hiểu biết chút nào nói chút ấy, không ngại khó khăn, không lười biếng, đó là độ tinh tấn. Quí vị lại biết nói pháp làm sao để có lớp lang, trong một tinh thần chuyên nhất, điều trước điều sau thông suốt, không lẫn lộn. Nói pháp không lầm, không loạn gọi là "như pháp," và như vậy tức là độ thiền định ba-la-mật. Quí vị có được công phu thiền định mới tới được trạng thái không lầm loạn này. Nếu như thiếu công phu thiền định thì mỗi lần lên đài giảng kinh, tay chân quí vị không khỏi có sự lúng túng. Có ai hỏi vấn đề gì sẽ làm quí vị hoang mang, đó là tình trạng không có công phu thiền định. Khi đã có định lực, thì lúc giảng pháp có thể phân tích các pháp tướng một cách rành rọt, không lộn xộn lầm lạc, như vậy gọi là có thiền định ba-la-mật, Quí vị còn có một loại gọi là huệ biện vô ngại. Huệ là trí huệ, biện là biện tài, ở ý là trí huệ, ở miệng là biện tài. Có trí huệ thì nói ra mới thành biện tài. Gọi là có biện tài, tức là nói chỗ nào cũng là đạo, đâu đâu cũng là gốc nguồn, nói cái gì cũng thành đạo lý cả, bởi chưng huệ biện vô ngại cũng là độ bát-nhã (tức huệ). Vì những lý do kể trên, nên riêng độ bố thí ớ tài thí, pháp thí, vô úy thí, ba loại ớ gồm đủ cả lục độ ba-la-mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ).
Ðức Phật lại dạy Ngài Tu-bồ-đề rằng các vị Bồ-tát, vì để lợi ích tất cả chúng sanh, phải nên sanh tâm không chỗ trụ (mà ta vừa nói) để thực hành việc bố thí. Chúng ta làm bố thí không nên để vướng mắc vào tướng bố thí. Thí dụ chúng ta không nên nói như thế này: "Lần bố thí này, tôi là kẻ bố thí, chỗ đó lãnh thọ sự bố thí, rồi của bố thí là chừng đó tài vật," hoặc giả nói: "Tôi đã nói pháp chừng đó, giáo hóa chừng đó chúng sanh." Ðây là những tướng mà chúng ta không nên chấp trước. Pháp Phật dạy chúng ta bỏ chấp. "Gió mát, trăng trong tùy thời hiện." Ðể cảnh giới đến đi một cách tự nhiên, chớ chấp trước. Chấp tướng bố thí là tu phước cõi trời, còn tu đến quả Phật thì không thể chấp tướng. Tuy nói là không chấp tướng nhưng chúng ta vẫn thực sự làm bố thí thì mới đúng, chớ chẳng phải hễ nói không chấp tướng thì liền cho rằng cái gì cũng không, không cả làm bố thí. Ðây là rơi vào ngoan không, không hợp với đạo.
Phật nói tất cả mọi tướng (bổn lai) vốn là không có tướng, lại nói rằng tất cả mọi chúng sanh là chẳng chúng sanh. Tự tánh của chúng sanh vốn là Phật. Lúc mê là chúng sanh, khi giác ngộ là Phật. Thuyết Phật-pháp để giáo hóa chúng sanh, tương lai chúng sanh đều quay được trở lại về nguồn để thành Phật. Ðức Phật nói đến đây e rằng mọi người có thể kinh hãi, hồ nghi mà không tin, nên mới nói tiếp: "Như-lai nói lời chân, lời thật, lời như như, lời không dối, lời bất dị." Ý Phật nói những lời đó là thành thật, không phải lời nói bậy bạ, không phải là chuyện kỳ quái, hoang đường...
Phật bảo Tu-bồ-đề rằng pháp mà Như Lai chứng được chính là Chân Không, không có thật thể. Tuy không có thực thể, nhưng trong cái chân không đó lại sanh ra Diệu Hữu. Chân không không ngăn ngại diệu hữu, diệu hữu không ngăn ngại chân không, cho nên nói "pháp ấy không thật không hư." Không thật không hư là nghĩa gì? Nghĩa là nếu không chấp tướng, xa lìa chấp tướng thì đó là chân không diệu hữu.
Phật bảo Ngài Tu-bồ-đề phải nên biết rằng, nếu Bồ-tát tu Bồ-tát đạo mà theo pháp hữu vi làm bố thí, chấp tướng mà bố thí, thì đó chỉ là lối tu phước báo các tầng trời, hoặc tu phước nhân gian mà thôi, bởi vậy có câu:
Người chấp tướng làm bố thí thì có thể hưởng phước báo sinh lên cõi trời, đó là ý nghĩa lấy tên bắn lên không trung. Tên phóng lên sẽ tới lúc hết đà, bèn rớt xuống, như cảnh sanh lên tầng trời, hưởng phước, hết phước rồi lại đọa xuống làm người thế gian, để chịu các cảnh khổ. Ðó là bố thí hữu lậu, vì theo pháp hữu vi thì sẽ hưởng phước hữu lậu, chưa phải tới chỗ rốt ráo.
Ở đây Phật ví dụ trường hợp trụ ở pháp hữu vị hay chấp tướng mà làm bố thí, giống như người "vào chỗ tối chẳng thấy gì cả." Như quí vị làm công đức hữu lậu, kết quả là được sanh lên các tầng trời, tuy có hưởng phước, nhưng vẫn là thiếu trí huệ chân chánh, coi như là thiếu ánh sáng vậy. Một khi thiếu trí huệ chân chánh thì sẽ không nghe thấy Phật-pháp, cũng giống như trường hợp không trông thấy gì hết.
Giả thử vị Bồ-tát đó làm bố thí mà lòng không có chút gì chấp trước cả, tức là vị đó tu pháp vô vi, quả sẽ là quả vô lậu, giống như trường hợp người có mắt, nghĩa là có trí huệ, lại được "thêm mặt trời chiếu sáng nữa, thấy hết mọi hình sắc." Ánh sáng mặt trời cũng như ánh sáng trí huệ, trí huệ này chiếu sáng mọi nơi, vì vậy mà mọi hình sắc đều có thể trông thấy hết.
Phật bảo: "Tu-bồ-đề! Ðời sau, nếu có thiện nam và thiện nữ, đọc, tụng, thọ, trì Kinh Kim Cang này thì trí huệ của Như-lai sẽ biết và thấy rằng kẻ đó tu hành, và tương lai người đó sẽ được vô lượng vô biên công đức." Ở đâu mà có nhiều công đức như vậy? Không có chỗ nào có cả. Chúng ta càng tìm, càng kiếm không ra, Phật-pháp mầu nhiệm tại chỗ này. (Bồ Ðề Hải sẽ không tiếp tục đăng phần còn lại của Kinh Kim Cang Thiển Thích, nhưng sẽ đăng "Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương Kinh Lược Giải" từ số sau).
|