![]() ![]() |
![]() |
Lời Cảnh Tỉnh Sư Cô Chứng Nghiêm Sư Cô Chứng Nghiêm (Master Cheng Yen) quê quán ở tỉnh Ðài Trung, Ðài Loan. Năm 23 tuổi cô xuất gia, sống đời thanh đạm tu hành. Vào thời ấy vì hoàn cảnh khó khăn, cô đã phải làm nhang, đèn cầy, đậu hủ, bán để giúp chùa và duy trì sinh hoạt cá nhân. Thấy sự khổ sở của đồng bào, cô đã phát đại nguyện hành đạo bồ tát để cứu tế chúng sinh. Với đại nguyện và tinh thần vì người quên mình, nhiều nhân duyên bất khả tư nghì đã cảm ứng, để đến năm 1966, cô thành lập Từ Tế Công Ðức Hội (Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation) http://www.tzuchi.org. Thế rồi trãi qua hơn ba mươi năm cần khổ phục vụ, hội đã giúp không biết bao nhiêu người nghèo khổ bịnh tật và vì vậy hội đã trở thành một trong những tổ chức từ thiện cung ứng nhu cầu về y tế, phục vụ, giáo dục, văn hóa tích cực nhất ở Ðài Loan. Hiện tại Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation đã có chi nhánh tại Nam Phi, Á Căn Ðình, Bỉ, Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản, Thái Lan... Sư Cô được trao tặng Ramon Magsaysay Award năm 1991 và cũng đã được đề nghị lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1993. Những lời khuyên sau đây là lời cô bản thân kinh nghiệm, nói lại cho chúng ta để đối diện với hoàn cảnh thực tế mỗi ngày. (tiếp theo) 6.
HẠT LÚA CHÍN TRÒN ÐẦY Khiêm
nhượng, nhu nhẫn; tranh và hòa .
Ðức Phật thường nhắc nhở để tử rằng tuy đã có trí
huệ viên dung, mình cần phải hàm súc tánh khiêm tốn.
Hệt như hạt lúa vậy: càng chín lúa càng trĩu nặng. .
Người có trí huệ chân thật thì chắc chắn luôn có thái
độ thành khẩn, khiêm cung. Có trí huệ thì mới phân
biệt được thiện ác, tà chính. Có khiêm cung thì mới xây
dựng được cuộc đời mỹ mãn. .
Mục đích chủ yếu (tối hậu) của tu hành là vô ngã.
Bởi thế khi còn trên đường tu bạn hãy thu nhỏ tự ngã,
mở rộng con tim, bao dung mọi sự. Chúng ta nên tôn trọng
kẻ khác thì họ nhất định sẽ tôn trọng, chấp nhận mình. .
Chỉ có kẻ biết tự trọng thì mới mạnh dạn thu nhỏ
tự ngã. .
Hãy thu nhỏ bản ngã: làm sao khiến trong mắt trong tai người
khác mình thật nhỏ bé. Không những chẳng hại ai, mình còn
ở sâu trong lòng mọi người. .
Một hạt cát nhỏ: bạn cũng vướng chân. Một hòn sỏi
con: bạn cũng bận tâm. Thế thì đối diện với công
việc, bạn hẳn chẳng sao gánh vác nổi. .
Những ai chẳng thể cúi đầu xuống (khiêm tốn) là vì
họ cứ ngắm mãi thành công (của họ) trong quá khứ. .
Xem nhẹ chính mình: đó là trí bát nhã. Xem trọng chính mình
quá (nặng tánh tự ái): đó là chấp trước. .
Chúng sinh có phiền não là vì có chấp trước. Khi bạn
lấy tánh ìch kỷ của cái ngã làm trung tâm, xem mình là
lớn lắm thì bạn sẽ khiến mình và kẻ xung quanh tranh
chấp, đau khổ. Quên mình, bỏ ngã thì trong quá trình tu tâm
dưỡng tánh, bạn mới xây dựng được một nhân sinh quan
lành mạnh, hạnh phúc. .
Tình thương là một sức mạnh ở trên đời. Nếu chỉ có
tình thương thì chưa đủ. Bạn phải có thêm lòng nhẫn:
nhẫn nhục, nhường nhịn, nhẫn nại. Có nhẫn nhịn thì
mới có an lạc. .
Muốn được người ta hoan nghinh, thương mến, trước tiên
bạn phải chăm sóc chính mình: dáng điệu, lời lẻ, hành
động, cử chỉ. Những thứ ấy đếu do bạn tu dưỡng tánh
nhẫn nhục trong sinh hoạt hằng ngày. .
Bổn phận của người tu là nhẫn nại và phục vụ. Tu dưỡng
là việc làm của mỗi cá nhân. .
Có tiền cũng khổ. Không tiền cũng khổ. Nhàn nhã cũng
khổ. Bận rộn cũng khổ. Ở đời ai chẳng khổ ? Nói
là khổ là bởi người ta không biết kham nhẫn. Càng không
biết nhẫn chịu, người ta càng thêm khổ. .
Thế giới ta bà còn được dịch là thế giới kham nhẫn.
Ý của nó là nói ta phải kham nhẫn, chịu đựng cho được
thống khổ thì mới sống trên đời một cách tự tại. .
Nhẫn nại chưa phải là cảnh giới tối cao đâu. Nếu
bạn đạt tới cái nhẫn thấu suốt thì bạn sẽ cảm
thấy mọi nghịch cảnh đều là việc rất tự nhiên,
rất bình thường. .
Làm việc gì bạn cũng phải giữ vững nguyên tắc Chính
đáng và Thành khẩn. Ðối xử với người thì phải giữ
thái độ khoan dung và Nhu hòa. Hãy dùng hình thái siêu nhiên
của tôn giáo, với tâm lượng rộng rãi để dung nạp
tất cả mọi người. .
Bậc thánh chân chính thì vừa cương vừa nhu. Cương nghĩa
là trong sự mềm mại có sự cứng rắn, trong cứng rắn vó
sự mềm mỏng. Tánh nhu hòa có thể điều phục dạy dỗ
chúng sinh. Tánh cứng rắn sẽ làm kiên cố ý chí của chính
mình. .
Nếu ai cũng thực hành lòng hiền từ và tánh nhẫn nhịn
trong gia đình thì thế gian sẽ thường phát ra ánh sáng tình
thương thấu triệt khắp nơi. .
Tranh : chỉ nên cạnh tranh làm lành, cạnh tranh với
thời gian. Khi đối tượng của tranh là người thì chữ
tranh này đem đến chuyện không an ổn, là việc rất đau
khổ rồi vậy. .
Sự cạnh tranh vốn hàm tàng nuôi dưỡng hạt giống tổn
hại. Chỉ cần có cạnh tranh là có phân biệt trước sau,
trên dưới, ý niệm được mất, thủ xả. Thế sự do
vậy chẳng sao an ổn. .
Kẻ không tranh mới nhìn thấu sự thật mọi việc. Hễ
tranh là loạn. Hễ loạn là vi phạm (luật lệ). Vi phạm
thì thất bại. Nên biết : cả thiên hạ chẳng một
ai thật sự là thắng đâu. .Con
người thường thường hết sức chấp trước, đầy tâm
phân biệt. Ðây là mình, kia là người : vạch ra
thật rõ ràng. Ðến độ thứ gì mình yêu thích thì cắm
đầu đi tranh giành, cầu cạnh, rồi đố kỵ với một tâm
lượng thật hẹp hòi. Ðâu đâu cũng tạo chướng ngại. .
Người ta thường nói : phải tranh đấu từng chút.
Kỳ thật kẻ chân chính có công phu thì nhịn, chẳng tranh
giành gì. .
Hãy nuôi dưỡng hun đúc khí chất (cốt khí nhân cách) cho
tốt. Ðừng thèm tranh thể diện (đừng sợ bị mất
mặt). Cái gì do tranh mà có đều là giả. Thứ gì do hun
đúc mới là thiệt. .
Người ta phần lớn ai cũng có lòng tham danh lợi, tranh
với người, giành việc vàn. Nếu bạn chẳng tranh chấp
với người thì người an ổn. Chẳng tranh giành trong công
việc thì việc bình an. Người và việc, bạn đều chẳng
tranh thì thế giới sẽ bình an. .
Biết dùng chữ Hòa thì việc gì cũng lợi lạc, không
chuyện gì chẳng thành công. .
Biết hòa thì chẳng sinh thị phi. Sự nghiệp tu hành xuất
thế gian sẽ vĩnh viễn bất hủ cũng là do bắt nguồn
từ chữ Hòa này. |