|
Vietnamese|English
Ngũ Giới Thập Thiện Tiêu Tai Nạn
Hòa thượng Tuyên Hóa
Vì chúng sanh tạo nghiệp nên trên thế giới mới thấy xuất hiện bao nhiêu là tai nạn. Có câu nói: "Khởi hoặc, tạo nghiệp, thọ báo", ba thứ này liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu không khởi hoặc th́ sẽ không tạo nghiệp, và từ đó không có quả báo.
Khởi hoặc là khởi lên sự mê lầm, do thiếu trí huệ chân chánh nên không sáng suốt khi đối diện với sự lư, nghĩa là tâm điên đảo. Nói rơ hơn, đây là trường h₫p không biết phân biệt rơ ràng các điều thị phi, thiện ác, ngay đến trắng đen cũng không phân định, chánh tà cũng không biết. Tóm lại, tất cả đều do sự thiếu xét đoán minh bạch mà nguồn gốc chính là sự tác quái của vô minh.
Tạo nghiệp thì phải kể cả tạo thiện nghiệp và tạo bất thiện nghiệp. Tạo thiện nghiệp sẽ được quả sanh ở trên thiên, tạo ác nghiệp
thì bị đọa địa ngục. Bởi không phân biệt rõ nên mới tạo nên nào nghiệp trộm cắp, nghiệp tà dâm, nghiệp nói dối, nghiệp uống rưựu v.v.. nhưng trong các nghiệp này
thì cũng có sự khác biệt về mức độ nặng nhẹ.
Sát sanh : Như hành động giết các con muỗi, con kiến chẳng hạn, đó gọi là sát sanh. Giết
bò giết heo là sát sanh. Nhưng trong trường hợp này nghiệp báo không nặng lắm, bởi súc sanh là loài ngu si, nhất thời không kiếm ra được kẻ giết
mình, mà có kiếm ra thì cũng không biết phương cách gì để báo thù. Thế nhưng, trong thế gian, luật nhân quả rất là công
bình. Trong sự mông lung của đời sống, chẳng biết từ đâu và do đâu, ta sẽ thấy nhân quả kiếm tới, có thể ta sẽ mắc phải một quái tật, hay sẽ bị bệnh hành hạ, đó là một thí dụ về sự báo cừu có tính cách tiêu cực. Như ngày nay những người mắc bệnh ung thư, phần đông là do kiếp trước hay kiếp này đă tạo ra các nghiệp trọng về sát sanh, nên mới gặp loại bệnh không có thuốc chữa này.
Trong các nghiệp sát sanh thì nghiệp sát nhân là nghiêm trọng nhất. Nạn nhân bị giết biến thành oan hồn, tức khắc theo
đòi anh, oan cừu chẳng báo, chẳng cam tâm, nên nhất định sẽ chờ, có cơ hội là báo oán xưa. Kẻ sát nhân ắt bị pháp luật trừng trị, hoặc giả tâm thần không an ổn, đứng ngồi không yên, luôn luôn ở trong một hoàn cảnh bị đe dọa, chẳng chóng
thì chầy tinh thần sút kém, nếu chẳng chết thì cũng bị điên loạn.
Trộm cướp : Phàm là kẻ trộm cướp, tâm thường phập phồng
sợ hăi. Người ta thường nói: "Tặc nhân đởm hư" - kẻ trộm
thì gan mật suy yếu. Nếu chẳng có hành vi trộm cắp thì
ngửng lên chẳng hổ, cúi xuống chẳng thẹn, có ǵ đâu mà hăi
sợ? Việc ta làm, ta tạo tác, rất là đường hoàng quang minh,
còn sợ gì nữa?
Tà dâm : Hành dâm là điều cấm tuyệt đối với người xuất gia,
còn đối với các đệ tử Phật tại gia thì việc tà dâm chỉ cấm nếu không phải là giữa
vợ chồng. Ngoài ra, tư tưởng dâm dục cũng phải giới hạn, không thể nào cứ từ sáng đến tối hồ tư loạn tưởng, suốt ngày để cho tư tưởng dâm dục ám ảnh cho đến bạc cả tóc, rụng cả răng! Có biết đâu, tới kiếp sau những tư tưởng đó vẫn
còn theo đuổi, rồi kiếp kế tiếp măi măi không thôi, đúng là
"vì dâm dục mà sanh, vì dâm dục mà tử".
Nói dối : Người nói dối, không bao giờ tin vào lời nói của bất cứ ai. Bởi chính
mình không nói lời chân thực nên cứ nghĩ rằng người khác cũng không nói thực. Đó chính là: "Lấy cái tâm tiểu nhân, đo
lòng người quân tử". Chính ḿnh chuyên nói dối để gạt người khác do đó mới cho rằng người khác cũng nói lời dối gạt như
mình.
Uống rươu : Phàm người uống rư₫u dễ bị mất lư trí. Đương lúc hăng say không kịp nghĩ tới hậu quả nên dễ tạo ra những việc thương luân bại lý. Lý do là "tửu hậu vô đức" lý trí lúc bấy giờ không kềm chế được
tình cảm nữa.
Nguyên nhân các tai nạn trên thế giới đều do con người không giữ ngũ giới, không biết tu thập thiện. Trong thời kỳ Chuyển Luân Pháp Vương trị thế, mọi người đều giữ ngũ giới, tu thập thiện, cho nên hồi đó trên thế gian không có mảy may tai nạn, đúng là thời kỳ "Gió thuận mưa
hòa, quốc thái dân an." Nay thì ai nấy đều không giữ ngũ giới, không tu thập thiện, cho nên mới có nhiều tai nạn như vậy, điều căn bản chính là ở chỗ đó.

Trở về
trang nhà | Về đầu trang
|