![]() ![]() |
Vietnamese|English Hòa Thượng Tuyên Hóa tại Phật Giáo Giảng Ðường, San Francisco từ tháng 11 năm 1968 đến tháng 4 năm 1969. (tiếp theo) đoạn mười hai: Tôn trọng chánh giáo Phục thứ, Tu Bồ Ðề! Tùy thuyết thị kinh nãi chí tứ cú kệ đẳng, đương tri thử xứ, nhất thiết thế gian thiên nhơn A Tu La giai ưng cúng dường như Phật tháp miếu, hà huống hữu nhân tận năng thọ trì đọc tụng. Tu Bồ Ðề! Ðương tri thị nhân thành tựu tối thượng đệ nhất hy hữu chi pháp. Nhược thị kinh điển sở tại chi xứ, tắc vi hữu Phật, nhược tôn trọng đệ tử.
Lược giảng:
"Lại nữa," tức chỗ này nói tiếp đoạn kinh văn chưa nói hết ở phần trên. Theo lời Phật bảo ông Tu-bồ-đề thì nơi nào, hoặc khi nào có ai giảng kinh này, có thể vì hoàn cảnh nhân duyên không giảng hết kinh mà chỉ giảng tới bốn câu kệ. Chẳng hạn như trước đây đã nói đến bốn câu:
Nghĩa là:
hoặc tùy cơ bất luận bốn câu nào khác, thì chúng ta phải biết rằng, tại nơi nói bốn câu kệ, khắp thế gian, trời, người, a-tu-la, phải nên cúng dường nơi đó. Chữ "tất cả" (nhất thiết) là bao quát cả trời, người, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Văn kinh chỉ đề cập tới trời, người, a-tu-la, không nói tới ba đường ác đạo, vì những chỗ này không dễ gì đến trước Tam-bảo để cúng dường. "Thế gian" chia làm hai loại: thế gian hữu tình, và khí thế gian. Thế gian hữu tình nói về chúng ta, các chúng sanh. Loài nào có khí huyết trong mình là thế gian hữu tình. Không có khí huyết thì gọi là vô tình. Khí thế gian là chỉ nhà, cửa, đường, xá, sơn hà đại địa, vạn cảnh xum la. Thế gian hữu tình còn gọi là chánh báo, tức là quả báo mình chân chính thọ nhận, tức là thân thể này. Như chúng ta đây đều là người, đến thế gian để thọ quả báo. Khí thế gian còn gọi là y báo, bởi vì nó là vô tình, nhưng loài hữu tình nương vào thế gian đó, nên mới nói là y báo (hay hoàn cảnh bên ngoài). "Trời," tức là chúng sanh trên tầng trời. "Người" là nhân loại ở thế gian. Ða số chúng ta đều có nghe tới danh từ "a-tu-la." Trong nhân loại cũng có a-tu-la. Phàm kẻ nào ưa đánh nhau, thích chiến tranh, đều coi như a-tu-la. Các tầng trời cũng có a-tu-la, ở đây họ ưa giao chiến với các thiên binh. Ðặc tính của a-tu-la là ưa sức mạnh, hiếu chiến. Danh từ này là tiếng Phạn, có nghĩa là vô đoan chánh. Họ còn được gọi là loài vô tửu, tức không có rượu để uống. Từ sớm đến tối, lúc nào cũng muốn uống rượu, có tiền nhưng không mua được rượu. Không ai bán rượu cho a-tu-la, tại sao? Sợ a-tu-la uống rượu vào, say rồi kiếm người đánh. A-tu-la được hưởng phước ở trời, mà lại không có quyền của trời. A-tu-la có thiên phước mà không có thiên đức, bởi thiếu đức hạnh. Tại sao thành a-tu-la? Nguyên do bởi thói thích báo thù. Thí dụ có ai mắng mình một câu, mình mắng lại hai câu. Có ai đánh mình một cái, mình liền đánh trả lại hai cái, còn muốn trả lại nhiều hơn nữa. Tóm lại, đấu tranh giành giựt với ai, đều muốn chiếm phần thắng về mình, đó là gieo nhân a-tu-la. Hễ có người nào thuyết giảng bốn câu kệ, chẳng những người thế gian phải cúng dường mà ngay cả trên thượng giới cũng phải cúng dường người thuyết pháp. Cúng dường có nhiều cách, cúng dường Phật bảo, cúng dường Pháp bảo, cúng dường Tăng bảo. Lấy gì để cúng dường Phật? Dùng hương, hoa, đốt nến, hiến trái cây, nước trà, hoặc là tràng phan, tàn lọng, hương, đèn v. v... Cúng dường Pháp bảo thì sao? Phải tìm cách bảo hộ Phật pháp, kinh điển. Không được coi thường, bạ đâu thì xếp ở đấy. Nên bầy ở chỗ tương đối cao, tìm nơi sạch sẽ, còn những chỗ thấp mới xếp các sách vở của thế gian. Kinh Phật mà không để ở nơi sạch sẽ trang nghiêm, tức là thiếu sự cung kính. Không thể để kinh một nửa quyển nằm trên bàn, còn một nửa kia thì ló ra khỏi bàn. Những ai khai được Phật nhãn sẽ thấy rằng, hễ chỗ nào để kinh điển theo lối cẩu thả như vậy, Bồ-tát Vi-đà đến lấy tay nâng phần quyển kinh mà ló ra khỏi bàn. Mình nên yêu mến kinh điển như yêu mến sanh mạng. Không thể tùy tiện xé các trang kinh, tùy tiện thiêu hủy kinh. Ai đốt kinh, kiếp này chưa thấy gì, nhưng kiếp sau sẽ thành kẻ ngu si, thiếu trí huệ; sẽ không nhớ được gì cả, vô luận là có bao nhiêu người hay được bao nhiêu lần chỉ dạy. Người bỏn xẻn pháp thì cũng chịu cùng quả báo như vậy. Như Tôn-giả Châu-lợi-bàn-đà-già, ngài đã thọ quả báo ngu si vì kiếp xưa đã bỏn xẻn Pháp, biết Pháp nhưng từ khước, không chịu nói Pháp cho người nghe. May mà về sau gieo trồng được nhiều căn lành, nên đã gặp Ðức Phật, được Ngài độ cho chứng quả A-la-hán. Chúng ta chẳng biết khi nào gặp Phật, nếu phá hoại kinh điển, thì mai sau, hậu quả ngu si không biết sao lường! Cúng dường Tăng như thế nào? Tại nước của Phật thì cúng dường đồ ăn, thức uống. Tại Thái Lan, Miến Ðiện, người xuất gia theo lệ mang bát khất thực, đi ra ngoài hóa trai, thì mỗi gia đình phải nên chuẩn bị một bát cơm, một bát thức ăn, để bố thí cúng dường. Bạn có thể đem đồ ăn, quần áo, thuốc, các vật dụng dùng khi ngủ nghỉ để cúngdường chư Tăng. Bởi lãnh thọ đồ cúng dường của mọi người, nên lúc ăn, người xuất gia phải tam niệm ngũ quán. Chẳng cứ xuất gia hay tại gia, khi ăn cũng nên nghĩ tới ba điều, gọi là tam niệm. Trước khi ăn, uống ba hớp canh, uống hớp thứ nhất thì nói: "Nguyện đoạn nhất thiết ác," tức là đoạn trừ mọi điều ác, luôn cả các ý tưởng ác cũng đoạn trừ. Uống hớp thứ hai thì nói: "Nguyện tu nhất thiết thiện," tức là phát nguyện làm mọi điều thiện, không phải chỉ phát nguyện mà thôi còn phải thực sự làm các điều thiện. Uống hớp thứ ba thì "Nguyện độ tất cả chúng sanh trọn thành Phật đạo." Ðây là nói về tam niệm. Trong khi ăn, cũng không thể vừa ăn vừa liếc coi người khác ăn thức gì, cũng không đi coi mọi người ăn uống ra sao. Người ta là Quán Thế Âm Bồ Tát, còn ta là "Quán thực ẩm" Bồ-tát chăng? (trong tiếng Quan Thoại Quán Thế Âm và Quán thực ẩm đều phát âm là Gwan Shr Yin) Không nên nhìn ngó mọi người ăn thức gì, coi thử ta có hay không có. Khi ăn uống không nên có ý tưởng tham lam như vậy. Khi ăn phải tập quán tưởng năm điều:
Người xuất gia khi khi được ai cúng dường không nên sanh tâm kiêu mạn. Nếu không ai cúng dường, cũng không vì thế mà móng khởi lòng tham, sinh lòng phan duyên. Dầu cho chết đói cũng phải ráng tu hành, nếu có vì tu mà chết cũng là một điều vinh dự, một cách hy sinh quý giá vô cùng, cho nên chớ có sợ phải chết đói. "Như tháp miếu của Phật . . ." đây là chỉ nơi có người giảng bốn câu kệ của Kinh Kim Cang, vì nơi nào giảng bốn câu đó cũng coi như là nơi chùa miếu, cúng dường nơi đó cũng như cúng dường chùa miếu vậy. Ðối với bốn câu kệ mà được như vậy thì huống chi đối với những ai hoàn toàn thọ trì Kinh Kim Cang, lại có thể đọc lên, có thể tụng nữa. Trông vào bản kinh mà xướng lên gọi là đọc, không nhìn vào bản kinh mà cũng xướng được gọi là tụng.
Ðức Phật bảo: Ông Tu-bồ-đề! Người mà lấy bốn câu kệ giảng cho người khác nghe, người đó đã thành tựu được một pháp tối cao thượng, tối đệ nhất, tối hy hữu. Như nơi nào có Kinh Kim Cang, thì nơi đó có Pháp thân Phật, nơi đó có xá-lợi Phật. Cho nên mọi người trông thấy bộ Kinh Kim Cang nên sanh lòng cung kính giống như đệ tử khi gặp sư phụ của mình vậy. Kinh chính là thầy của mình, thầy của mình chính là kinh, cả hai là một, không nên phân ra, tại sao vậy? Ta hiểu biết được pháp cũng là do sư phụ mà ra, mà pháp của sư phụ cũng là từ kinh mà có, hai là một, một là hai, không sai khác. (còn tiếp)
|