 |
Lời Cảnh Tỉnh
Sư Cô Chứng
Nghiêm
Sư Cô Chứng Nghiêm
(Master Cheng Yen) quê quán ở tỉnh Ðài Trung, Ðài
Loan. Năm 23 tuổi cô xuất gia, sống đời thanh
đạm tu hành. Vào thời ấy vì hoàn cảnh khó
khăn, cô đã phải làm nhang, đèn cầy, đậu hủ,
bán để giúp chùa và duy trì sinh hoạt cá nhân.
Thấy sự khổ sở của đồng bào, cô đã phát đại
nguyện hành đạo bồ tát để cứu tế chúng sinh.
Với đại nguyện và tinh thần vì người quên
mình, nhiều nhân duyên bất khả tư nghì đã cảm
ứng, để đến năm 1966, cô thành lập Từ Tế Công
Ðức Hội (Buddhist Compassion Relief Tzu Chi
Foundation). Thế rồi trãi qua hơn ba mươi năm cần
khổ phục vụ, hội đã giúp không biết bao nhiêu
người nghèo khổ bịnh tật và vì vậy hội đã
trở thành một trong những tổ chức từ thiện cung
ứng nhu cầu về y tế, phục vụ, giáo dục, văn hóa
tích cực nhất ở Ðài Loan. Hiện tại Buddhist
Compassion Relief Tzu Chi Foundation http://www.tzuchi.org
đã có chi nhánh
tại Nam Phi, Á Căn Ðình, Bỉ, Hoa Kỳ cũng như
Nhật Bản, Thái Lan... Sư Cô được trao tặng Ramon
Magsaysay Award năm 1991 và cũng đã được đề
nghị lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1993.
Những lời khuyên sau đây là lời cô bản thân
kinh nghiệm, nói lại cho chúng ta để đối diện
với hoàn cảnh thực tế mỗi ngày.
(tiếp theo)
PHẦN 3:
VẾT THƯƠNG
Ở THÂN NGƯỜI, ÐAU ÐỚN NƠI LÒNG TA.
-
Lòng bi là
lòng đồng tình, biết khoan dung, tha thứ,
nhẫn nhịn; có biểàu hiện lòng rộng rãi,
thương yêu thì mới là từ bi. Người có
hạnh phúc nhất trong đời chính là người
biết khoan dung, bi mẫn, thương yêu tất cả
chúng sinh.
-
Lòng từ
là lòng thương, thứ tình thương thanh
tịnh trong sạch. "Vô duyên đại
từ" nghiã là lòng thương không ô
nhiễm. Tuy rằng ta và người kia không có
quen biết gì nhưng mình hẳn có lòng
thương người ấy, muốn người ấy sung
sướng an vui, mà mình cũng không phiền
não. Ðây chính là lòng tương thanh tịnh
nhất cũng là lòng thương vĩ đại nhất.
-
Mình và chúng
sinh tuy chẳng có duyên, chẳng quen biết
gì, song cái khổủ của họ cũng là cái
khổủ của mình. Sự đau đớn của họ cũng
là sự đau đớn của mình. Thân họ khổ
nhưng lòng mình lo. Vết thương tuy nơi
thân người nhưng khổ đau là nơi lòng ta.
Tinh thần này chính là "đồng thể
đại bi".
-
Lòng từ bi mà
Phật dạy thì có bản thể là lòng thương
yêu, đức nhân từ, và được biểu hiện
bằng lòng thành thật, chân chính, hiền
hòa.
-
Tinh thần của
Bồ tát thì vĩnh viễn dung nhập trong tinh
thần của chúng sinh. Hãy làm cho tinh thần
Bồ tát vĩnh viễn tồn tại ở thế gian,
chẳng nên chỉ lý luận suông. Phải cần
biểu hiện cụ thể. Lòng từ bi và nguyện
lực chỉ là lý luận, còn sự phục vụ
chúng sinh mới là sự biểu đạt thật tế.
Chúng ta hãy biến lòng từ bi vô hình
thành sự việc vĩnh viễn kiên cố.
(còn tiếp)

Trở về
trang nhà | Về đầu trang
|