 |
Lời Cảnh Tỉnh
Sư Cô Chứng
Nghiêm
Sư Cô Chứng Nghiêm
(Master Cheng Yen) quê quán ở tỉnh Ðài Trung, Ðài
Loan. Năm 23 tuổi cô xuất gia, sống đời thanh
đạm tu hành. Vào thời ấy vì hoàn cảnh khó
khăn, cô đã phải làm nhang, đèn cầy, đậu hủ,
bán để giúp chùa và duy trì sinh hoạt cá nhân.
Thấy sự khổ sở của đồng bào, cô đã phát đại
nguyện hành đạo bồ tát để cứu tế chúng sinh.
Với đại nguyện và tinh thần vì người quên
mình, nhiều nhân duyên bất khả tư nghì đã cảm
ứng, để đến năm 1966, cô thành lập Từ Tế Công
Ðức Hội (Buddhist Compassion Relief Tzu Chi
Foundation). Thế rồi trãi qua hơn ba mươi năm cần
khổ phục vụ, hội đã giúp không biết bao nhiêu
người nghèo khổ bịnh tật và vì vậy hội đã
trở thành một trong những tổ chức từ thiện cung
ứng nhu cầu về y tế, phục vụ, giáo dục, văn hóa
tích cực nhất ở Ðài Loan. Hiện tại Buddhist
Compassion Relief Tzu Chi Foundation http://www.tzuchi.org
đã có chi nhánh
tại Nam Phi, Á Căn Ðình, Bỉ, Hoa Kỳ cũng như
Nhật Bản, Thái Lan... Sư Cô được trao tặng Ramon
Magsaysay Award năm 1991 và cũng đã được đề
nghị lảnh giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1993.
Những lời khuyên sau đây là lời cô bản thân
kinh nghiệm, nói lại cho chúng ta để đối diện
với hoàn cảnh thực tế mỗi ngày.
(tiếp theo)
PHẦN I:
Hiện Tại Là
Thời Cơ Tốt Nhất
-
Mỗi ngày đều là lúc
để mình bắt đầu đời mới. Mỗi giờ đều
là lúc để mình thức tỉnh.
-
Thời gian có thể dùng
để hun đúc nhân cách, để thành tựu sự
nghiệp, mà cũng có thể dùng để tích lũy
công đức.
-
Trên đời, người ta
làm đặng bao nhiêu việc thì thọ mạng dài
bấy nhiêu. Vì vậy phải cạnh tranh với
thời gian, đừng để thời gian trôi qua
lãng phí.
-
Ðời người phải vì
thiện mà nỗ lực, tranh thủ trong từng phút
giây.
-
Con người ta thường
thường trong lúc tự do tự tại, hay bị
những điều dục vọng làm mê muội, khiến
cho lãng phí thời giờ mà không chút hay
biết.
-
Thời giờ đối với
người trí huệ thì quý giá như kim
cương, nhưng đối với người ngu si thì
hệt như bùn đất, chẳng chút giá trị.
-
Phật dạy: Mạng người
ngắn như hơi thở ra vào. Người ta không
ai có thể làm chủ sinh mạng, càng không
thể làm chủ cái chết để sống mãi trên
đời. Nếu sinh mạng đã là vô thường như
vậy, mình càng phải biết thương tiếc nó,
lợi dụng nó, sung thật nó, khiến cái thân
mạng vô thường (nhưng bảo quý này) có
thể phát huy ánh sáng chân thiện mỹ (của
Phật tánh), chiếu rọi giá trị chân chính
của kiếp người.
-
Bởi vì thọ mạng của
con người quá ngắn ngủi nên nó mới trân
quý. Thật khó mà sinh vào cõi nhân gian
này, nên bạn hãy tự hỏi: phải chăng ta
đã vì nhân sinh mà cống hiến sức lực
của mình; chẳng nên cứ chăm chăm muốn
cầu sống lâu.
-
Làm lành thì phải
đúng lúc; làm công đức thì cần lâu
dài. Như đun nước sôi: nước chưa sôi,
chớ tắt lửa. Tắt rồi, nấu lại, mất công
vô cùng.
-
Vì sợ tốn thời giờ,
do đó bạn đem hết tâm huyết, nghĩ đủ
phương pháp để rút ngắn thời gian. Kết
quả là bạn lãng phí thời gian nhiều hơn,
mà chẳng gì thành công.
-
Ða số người ta mê
muội vì tìm kiếm phép lạ, rồi đình trệ
chẳng thể tiến bước. Thời gian có lâu
hơn, đường có dài hơn nữa, cũng chẳng
ích gì. Kế cuộc cũng không gì thành tựu.
-
Một người sống mấy
chục năm, thời gian thật sự xử dụng để
làm người, và làm việc thì rất ít.
Người siêng năng tới đâu cũng chỉ dùng
một phần ba thời gian của đời họ mà
thôi.
-
Bình thường chẳng có
chuyện gì làm, người ta để thời gian
trống rỗng trôi qua. Ðời người cứ thế
từ từ đọa lạc trong vòng giải đãi lười
biếng, ngũ nghỉ mộng mơ. Thế là lương
tri và lương năng của người ấy ngũ mê
cả đời. Y là "người trong cơn
ngũ mê" mà thôi.
-
Dùng trí huệ để suy
xét ý nghĩa chân chính của nhân sinh.
Dùng nghị lực để sắp đặt thời gian của
đời mình.
-
Ðiểm dị biệt lớn
nhất giữa bậc thánh và phàm phu là: thánh
nhân có thể làm chủ thời không.
-
Sinh mạng thật ngắn
ngủi vô vàn, do đó mình phải mau mau tiến
bước. Không nên lê lết, như dẫm bùn.
Cũng nhất là: chớ để chân trước đã
đạp đụng đất, mà chân sau không chịu
nhấc lên. Chân trước bước, chân sau
nhấc, nghĩa là: việc ngày hôm qua thì hãy
để nó qua đi. Hãy đem tâm thần chú ý
tới việc ngày hôm nay.
-
Bất luận trên cõi
đời này mình đã đổ biết bao tâm huyết,
chịu biết bao khổ sở, mình chớ đem tâm
niệm nhớ nghĩ mãi những việc thành công
làm trong quá khứ. Bố thí bao nhiêu, cũng
chớ đi ve vuốt lòng người, mong họ đền
đáp. Quá khứ thì chẳng ngừng lại, vị lai
khó biết sẽ ra sao. Giữ tâm trong hiện
tại, ngay đây là đúng.
-
Nếu tâm đình trệ
vào chuyện ngày hôm qua, vào chuyện quá
khứ thì lòng sẽ sản sinh tạp niệm, chấp
trước và lưu luyến. Người ta một khi
thường thường hồi ức ôn lại chuyện quá
khứ thì y sẽ cứ luôn đau khổ, đầy oán
hận, giận dữ, chẳng cam lòng...
-
Nghĩ chuyện tương
lai: đó là vọng tưởng. Nghĩ việc quá
khứ: đó là tạp niệm. Hãy giữ gìn tâm
này trong một phút mỗi giây. Cẩn thận làm
tròn bổn phận gìn giữ cái hiện giờ.
-
Ðời người cũng ví
như đánh banh, không nhất định là lúc
nào mình cũng có banh tốt. Kẻ lão luyện
kinh nghiệm thì dù banh có ra sao, lúc nào
y cũng đánh được.
(còn tiếp)

Trở về
trang nhà | Về đầu trang
|