|
|
Sơ Lược
về Phật Giáo Chương Hai Nguyên Nhân Khổ Ðau: Vô Minh và Nghiệp Nguyện thứ hai của vị Bồ Tát trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện là: Phiền não vô tận, thệ nguyện đoạn Chúng sanh
chìm trong bể phiền não Nguyện thứ hai tương ưng với Ðế thứ hai trong Tứ Diệu Ðế: Tập Ðế, Nguyên nhân của Khổ đau.
Muốn dứt khổ, chúng ta phải nhận diện được nguyên nhân của nó. Ðức Phật đã giác ngộ được nguyên nhân căn bản của khổ đau là vô minh. Do vô minh mà dục vọng tức là sự ham muốn cho mình phát khởi. Vô minh và dục vọng kết cấu với nhau làm cho mù quáng và ngăn cản khả năng thực chứng tự tánh sẵn có. Bị đảo điên và mê lầm, thấy "mắt cá mà tưởng là hạt châu," lầm lẫn những sự vật vô thường đổi thay mà cho đó là chân tánh.
Vì vô minh, chúng sanh tạo nghiệp. Chữ "nghiệp" có nghĩa là "hành động." Nói một cách chính xác hơn, nghiệp là những hành động mà chúng ta cứ lập đi lập lại mãi, những hành động mà nguồn gốc là dục vọng, bị chi phối bởi luật nhân quả. Luật này đơn giản có nghĩa là bất cứ hành động thiện hay ác nào của thân, khẩu, ý, đều phát sinh một quả thiện hay ác tương ưng. Gieo nhân thì gặt quả, mà quả báo thì nặng nhẹ và nhanh chậm tùy theo từng trường hợp. Ví dụ có người nhiếc móc chúng ta, và chúng ta mắng trả. Sự nhiếc móc của người kia là quả của nghiệp quá khứ nay đang trổ. Khi chúng ta mắng trả, chúng ta đã tạo nghiệp mới, đưa đến quả xấu trong tương lai. Tất cả những điều chúng ta làm từ thân, khẩu, ý phát sinh ra là nhân. Và tất cả những điều xảy đến cho chúng ta là quả. Cho nên hiện tại vừa là quả của quá khứ vừa là nhân của tương lai. Hiện chúng ta ra sao là kết quả của những gì chúng ta đã làm trong quá khứ, và những gì chúng ta đang làm bây giờ là nhân của những gì chúng ta sẽ nhận chịu trong tương lai. Tuy nhiên, nghiệp không có nghĩa là "số phận" hay là "định mệnh." Nghiệp không cố định mà cũng không phải là không thay đổi được. Chỉ có cái "lý," hay cái "luật" của nghiệp báo là bất di bất dịch: gieo nhân nào thì gặt quả đó. Mỗi hành động đều do ý muốn và sự lựa chọn của người làm ra nó. Người đó tự do lựa chọn, nhưng không có tự do trốn thoát hậu quả về sự lựa chọn của mình. Khi hành động cố ý, thì quả chắc chắn xảy ra không thể nào ngăn được. Con người không thể thoát được định luật bất biến này, nhưng con người có thể hiểu nó, làm chủ được sự vận hành của nó, nên do đó thoát khỏi vòng sanh tử vô tận. Do đó, một trong những mục tiêu của sự tu hành trong Phật giáo là đạt được tâm thanh tịnh và trong sáng, giúp cho hành giả có những sự lựa chọn sáng suốt, tránh lầm lẫn về nhân quả. Ngay cả các vị Thánh Hiền, kể cả chư Phật và chư Bồ Tát, cũng không ở ngoài định luật nhân quả; các Ngài không bao giờ lầm lẫn về nhân quả. Bởi định luật nghiệp báo này nên sự nhấn mạnh về giữ gìn giới luật trong Phật giáo là một điều dễ hiểu. Giới luật và chánh niệm giúp chúng ta luôn luôn tỉnh thức trong mọi hành động, nhất là tác ý của những hành động ấy. Những hành vi mà động lực là dục vọng ích kỷ và vô minh chắc chắn kéo theo ác nghiệp, không thể tránh được. Ngược lại, những hành vi không do dục vọng và lậu hoặc bao giờ cũng đem lại hậu quả tốt là thiện nghiệp và sự tự do thực sự. Phân biệt được thiện và ác, lành và dữ, tự do và ràng buộc, là dấu hiệu của trí tuệ, một trong hai đức tính lớn nhất trong Phật giáo. Từ bi là đức tính thứ hai, trọng tâm khác của sự hành trì Phật giáo, cũng phát xuất từ sự hiểu biết rõ ràng về nghiệp báo. Giáo lý nghiệp báo xác nhận sự quan hệ sâu xa giữa mọi chúng sinh và mọi vật. Sự tương quan giữa mọi vật có nghĩa là cái gì "chạm" đến một, tức "chạm" đến tất cả. Ðây là một chân lý mà chư Phật và chư Bồ Tát đã giác ngộ được. Những chia cắt giữa ta và người, giữa thân và tâm, giữa người và cảnh đều là ngụy tạo và hư dối. Cho nên lời dạy của người xưa, 'kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân' (những gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác) thật sự có một ý nghĩa sâu xa có thể dùng làm khuôn vàng thước ngọc. Tuy nhiên, đức từ bi vượt hẳn trên lòng tốt thường tình. Lòng tốt thường tình chỉ là đối xử tử tế với người khác để mong họ đối xử tử tế lại với mình, còn đức từ bi là xem 'mình với tất cả mọi người là một'. Ðó là một cách nhìn và lối sống, đặt mình đồng một thể với muôn loài, chứ không phải chỉ là một thái độ hay là một lối suy nghĩ. Mọi sự mọi vật thực sự như vậy và phải như vậy, tất cả đồng một thể. Với cái nhìn và lối sống ấy thì mọi xung đột và rối loạn của nhân loại sẽ được giải quyết. Thế nên hiểu rõ lý nghiệp báo là then chốt cho sự thấu suốt Phật pháp, giáo lý của trí tuệ và từ bi. Nghiệp xấu đưa chúng ta triền miên trong cái vòng huyển hóa của sinh tử luân hồi. Nhưng khi hiểu rõ và làm chủ được, thì chúng ta có thể tạo nghiệp tốt dẫn chúng ta thoát khỏi cái vòng bất hạnh này, và phát triển được từ bi và trí tuệ để thật sự đem lại lợi ích cho nhân loại. Ðức Phật đã so sánh những người còn kẹt trong vòng nghiệp báo như sau:
Gia đình, hoàn cảnh xã hội và ngay cả thân ta đều là quả của nghiệp quá khứ. Mọi sự mọi vật trên thế giới cũng vậy, là biểu hiện của cộng nghiệp.
Chúng ta gặp phải những việc dường như bất công, nhưng thật ra những gì chúng ta nhận lãnh đều là quả của những "hạt giống" đã gieo trong quá khứ. Chính chúng ta có trách nhiệm về mọi điều xảy đến vì nghiệp rất công bằng, không thiên vị và không bao giờ sai lầm.
(Kinh Nhân Quả Tam Thế)
(Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện) Tập Ðế chỉ rõ căn nguyên của khổ là vô minh. Vì vô minh, chúng ta hiểu lầm rằng cái "ngã" của chúng ta là một cái gì sanh diệt. Mê lầm về điều căn bản này, chúng ta sẽ tham sống sợ chết, và do đó tạo ra vô lượng ác nghiệp. Thật ra, chân tánh của chúng ta chưa hề bao giờ sanh và chưa từng bao giờ diệt. Cái "ta" sanh diệt chỉ là một ảo tưởng, một huyển ảnh của tâm thức tạo ra bởi vô minh.
'Bất luận cái gì có sanh đều sẽ tàn hoại. Tất cả những ưu tư về cái ta đều vô bổ; cái ta như một ảo ảnh, những ưu phiền khổ não đến với nó sẽ qua đi. Chúng nó tan biến đi như một giấc mộng khi kẻ nằm mơ thức giấc. Người tỉnh thức được thoát ra khỏi sự sợ hãi; người ấy đã thành Phật và người ấy biết rằng tất cả những lo lắng, những tham vọng, và cả những khổ đau đều là phù phiếm. Người kia xuống tắm nơi một giòng nước, đạp phải một sợi dây và tưởng rằng đó là một con rắn. Anh ta kinh hãi, run lên vì sợ, và tâm anh ta liên tưởng đến những đau đớn cực độ do nọc độc con rắn gây ra. Khi anh ấy thấy rằng đó chỉ là một sợi dây thì anh ta thở phào một cách nhẹ nhõm biết chừng nào!'
Ðức Phật đã dùng một tỉ dụ khác để mô tả vô minh thì không có nhân. Ðó là đoạn nói về Diễn Nhã Ðạt Ða trong kinh Lăng Nghiêm. Một ngày nọ Diễn Nhã Ðạt Ða nhìn vào gương và thích cái mặt trong gương. Vô cớ nghĩ rằng mình không có đầu, và cái đầu trong gương là của người khác. Bỗng nhiên anh ta trở nên điên dại, vừa chạy vừa la, "Cái đầu của tôi đâu! Cái đầu của tôi đâu!"
*** |