![]() ![]() |
Danh Từ Phật Học - Niệm Phật Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng thuật Chúng
ta niệm Phật là vì trước kia, khi còn đang tu hành ở nhân
địa, Ðức Phật A-Di-Ðà đã lập 48 lời đại nguyện.
Trong các lời nguyện ấy, Ngài nói rằng: "Chúng sanh nào
trong mười phương thế giới mà xưng niệm danh hiệu của
tôi thì sẽ được thành Phật. Nếu chúng sanh ấy không
được thành Phật, tôi sẽ không giữ ngôi Chánh Giác--tôi
cũng sẽ không thành Phật!" Nương
theo những thệ nguyện vĩ đại, bao la của Ðức Phật
A-Di-Ðà thì cũng như đáp thuyền sang bờ bên kia vậy.
Những thệ nguyện của Ðức Phật A-Di-Ðà chính là
"bản hợp đồng" mà Ngài đã ký với mười phương
chúng sanh--nếu chúng ta niệm Phật mà không được vãng
sanh Cực-Lạc Thế-Giới, thì Ðức Phật A-Di-Ðà sẽ không
đủ tư cách thành Phật. Do quan hệ liên đới này, mỗi
chúng ta đều nên thực hành Pháp-môn Niệm Phật với
niềm tin tưởng thâm sâu và thệ nguyện chân thành, tha
thiết. Niệm
Phật là pháp-môn đơn giản nhất , viên dung nhất và
hữu hiệu nhất. Pháp-môn này không chiếm nhiều thời
giờ và cũng không làm tốn kém tiền bạc. Dù là người
già cả, thanh niên hay tráng niên, người có bệnh hay kẻ
khỏe mạnh, ai ai cũng đều có thể niệm Phật được
cả. Pháp-môn
Niệm Phật này là "tam căn phổ bị, lợi độn kiêm
thâu" (bao gồm ba căn cơ, thâu nạp cả kẻ lanh lợi
lẫn người kém cỏi). "Tam căn" là thượng căn,
trung căn và hạ căn--tức là hạng người có trí huệ,
hạng người tầm thường và hạng người
ngu si.
"Lợi độn kiêm thâu"
có nghĩa là tất cả chúng sanh--từ kẻ ngu si nhất cho
tới kẻ thông minh nhất, bao gồm luôn cả súc sanh--đều
có thể niệm Phật để được vãng sanh về Thế-giới
Cực-Lạc ở phương Tây ; cho nên nói: "Dùng sức ít mà
thành công nhiều"--Pháp-môn Niệm Phật rất dể thực
hành và cũng rất thuận tiện. Có
bốn cách niệm Phật là Trì Danh Niệm Phật, Quán Tượng
Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật, và Thực Tướng
Niệm Phật. 1.
Trì Danh Niệm Phật: Cách
này là luôn luôn trì niệm sáu chữ hồng danh "Nam mô
A-Di-Ðà Phật." Có
một phương pháp gọi là kim Cang Niệm--tức là niệm
bằng tâm, chính mình nghe rõ mồn một tiếng niệm
"Nam mô A-Di-Ðà Phật" từ trong tâm, miệng niệm
một cách rõ ràng, tai cũng nghe thấy một cách rõ ràng. Ngoài
ra còn có một phương pháp niệm hết sức đơn giản.
gọi là "triêu mộ thập niệm" (sáng, tối mười
niệm)--sáng sớm thức dậy, sau khi đi vệ sinh, súc miệng
rửa mặt rồi, quý vị hãy chắp tay, day mặt về hướng
tây và niệm "Nam mô A-Di-Ðà Phật..."Cứ một hơi
thở là một lần niệm--được bao nhiêu lần
thì cứ niệm bấy nhiêu--và cứ thế mà niệm trong mười
hơi thở. Sáng sớm cũng như chiều tối đều có thể
thực hành phép Thập Niệm này. 2.
Quán Tượng Niệm Phật. "quán
tượng" nghĩa là thỉnh một bức tượng Phật A-Di-Ðà,
rồi vừa niệm danh hiệu vừa quán tưởng tướng hão
trang nghiêm của Ðức Phật A-Di-Ðà, với tướng
"bạch hào" (lông trắng) giữa hai chân mày của Ngài.
Thường xuyên quán sát tôn tượng trong lúc
niệm Phật thì sẽ dễ đạt được Niệm Phật Tam
muội với trạng thái "nhất tâm bất loạn." Ðiểm
then chốt của việc niệm Phật là đạt được Niệm
Phật Tam-muôi với sự chuyên nhất, tâm không tán loạn.
Nếu quý vị đạt được Niệm Phật Tam-muội, thì bấy
giờ, "mưa xuyên không lọt, gió thổi không thấu"
--quý vị đi, đứng, nằm, ngồi đều ở trong Tam-muội,
trong Ðịnh cả. Quý vị đi cũng "Di-Ðà" mà ngồi
cũng "Di-Ðà," đi cũng "Phật" mà ngồi cũng
"Phật." Khi ở trong Ðịnh, quý vị sẽ được
thấm nhuần "nước" Trí-huệ. Một khi quý vị đạt
được Niệm Phật Tam-muội với sự chuyên nhất, không tán
loạn, thì chắc chắn quý vị sẽ được vãng sanh Tịnh-độ. 3.
Quán Tưởng Niệm Phật.
Ðây là phương pháp tưởng thuần túy. không cần tượng
Phật. Hãy quán tưởng rằng:
"A-Di-Ðà Phật thân kim sắc,
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân.
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu-Di,
Cám mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ-Tát chúng diệc vô biên.
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh.
Cửu
phẩm hàm linh đang bỉ ngạn." Hãy
quán tưởng rằng tướng "bạch hào" của Ðức
Phật A-Di-Ðà tỏa ánh sáng soi tỏ khắp một khu vực
rộng lớn bằng năm ngọn núi Tu-Di. Ðôi mắt xanh biếc
của Ngài thì trong ngần và lớn bằng bốn biển lớn.
Trong vô lượng ánh hào quang của Ðức Phật A-Di-Ðà
hiện ra vô số hóa thân của chư Phật và vô biên hóa thân
của chư Bồ-Tát. Ðó là quán tưởng Pháp-thân của Ðức
Phật A-Di-Ðà. Quán tưởng bài kệ xưng tán Phật này cũng
có thể đạt được Niệm Phật Tam-Muội. 4.
Thực Tướng Niệm Phật. Thực
Tướng Niệm Phật chính là Tham Thiền . Khi tham Thiền, chúng
ta tham cứu "Ai niệm Phật?" tức là chúng ta đang
tìm kiếm thực-tướng. Thực-tướng chíng là vô-tướng,
song le, chẳng có cái gì mà không có "tướng"
cả. Theo
phương pháp Thực Tướng Niệm Phật, khi chúng ta niệm
danh hiệu của một đức Phật tức là niệm danh hiệu
của tất cả chư Phật trong mười phương ba đời, và khi
niệm danh hiệu của tất cả chư phật trong mười phương
ba đời tức là chúng ta quy nạp về cõi Tịnh-độ và chúng
ta niệm "nam mô A-Di-Ðà Phật" mà vẫn không rời
một đức Phật nào cả. Ðó là Thực Tướng Niệm
Phật--là niệm mà không niệm, không niệm mà niệm. Bấy
giờ, đó chính là Tham Thiền vậy. Vì
thế, người thật sự hiểu rõ về Niệm Phật sẽ không
phản đối Tham Thiền; và người thật sự hiểu rõ về
Tham Thiền cũng sẽ không phản đối Niệm Phật, mà còn
không phản đối cả Giáo-tông, Mật-tông và Luật-tông
nữa! |