|
|
Vietnamese|English Lên
Diệu Giác Sơn Viếng
Vạn Phật Thành Khởi
hành từ thành phố Cựu Kim Sơn, tiểu bang California, băng qua
cầu Kim Môn và tiếp tục theo Highway 101 về hướng bắc khoảng
chừng 110 dặm là đến Ukiah, một thành phố nhỏ được bao
bọc bởi những vườn nho. Qua khỏi phi trường nhỏ của thành
phố Ukiah là bắt đầu tiến vào địa phận của thị trấn
Talmage; và chưa đến năm phút sau là đã có thể trông thấy
một ngôi cổng tam quan uy nghi, sừng sững dưới ánh nắng rực
rỡ. Ðây là cổng chính của ngôi đại tùng lâm Vạn Phật Thánh
Thành, một đạo tràng Phật Giáo vĩ đại đầu tiên ở Hoa Kỳ. Ngay
trên cửa giữa của cổng tam quan có khắc dòng chữ "Vạn
Phật Thánh Thành," trên cửa bên trái là "Như Lai
Tự," và trên cửa bên phải là "Pháp Giới Ðại
Học." Hai bên cửa giữa có hai câu đối; vế trên là:
"Hoa Nghiêm Pháp Hội,
Lăng Nghiêm Ðàn Tràng,
Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn an thiên lập địa." Nghĩa
là:
Hoa Nghiêm Pháp Hội,
Lăng Nghiêm Ðàn Tràng,
Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn dựng trời lập đất, Và
vế dưới là:
"Diệu Giác Thế Tôn, Ðẳng Giác Bồ Tát.
thiên bách ức Hóa Thân biến hải vi sơn." Nghĩa
là :
Diệu Giác Thế Tôn, Ðẳng Giác Bồ Tát,
Ngàn trăm ức Hóa Thân biến biển thành non. Mặt
bên kia của cổng tam quan cũng có khắc chữ. Phía trên cửa
giữa là hàng chữ "Hóa Bị Vạn Bang" (dạy dỗ và cảm
hóa muôn quốc gia), trên cửa bên trái là "Giáo Dục Anh Tài,"
trên cửa bên phải là "Giới Pháp Trang Nghiêm"; và cũng
có hai câu đối vế trên là :
"Từ
bi phổ độ.
Tín
giả đắc cứu.
Phát Bồ Ðề tâm,
dũng mãnh tinh tấn thành Chánh Giác." Nghĩa
là :
Từ
bi cứu độ khắp nơi.
Kẻ tin theo được
cứu.
Hãy phát tâm Bồ Ðề,
dũng mãnh và tinh tấn tiến tu
để thành tựu sự Giác ngộ chân chánh. Và
vế dưới là:
"Hỷ xả đồng tu.
Lễ chi hoạch phúc.
Lập kiên cố
nguyện,
nhẫn nhục Thiền Ðịnh ngộ chân thuyên." Nghĩa
là:
Hỷ xả cùng nhau tu học.
Kẻ lễ bái được phước .
Hãy lập nguyện vững chắc,
thực hành nhẫn nhục và Thiền Ðịnh
để liễu ngộ nghĩa lý chân thật.
Vạn
Thánh Thành tọa lạc trên một khu vực rộng 488 mẫu (rộng gấp
25 lần tòa Bạch Ốc), do Tổng Hội Pháp Giới Phật Giáo mua vào
năm 1974 và đặt trụ sở tại đây. Chính ở nơi này, trên một
trăm quyển kinh Phật được phiên dịch từ tiếng Trung Hoa sang
tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Việt, cùng nhiều ngôn ngữ
khác, tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc truyền bá Phật
Pháp ở phương Tây. Hòa
Thượng Tuyên Hóa đã nói về nhân duyên thành lập Vạn Phật Thánh
Thành như sau: "Có
thể nói rằng nhân duyên thành lập Vạn Phật Thành đã được
định trước từ vô lượng kiếp--Phật Pháp nhất định sẽ
được truyền bá đến phương tây và khi ấy, Vạn Phật Thành
sẽ xuất hiện. Sự xuất hiện ấy không có nghĩa là Vạn Phật
Thành sẽ từ trên trời rơi xuống hay ở dưới đất mọc lên,
mà là do con người kiến tạo nên--chính con người đã xây cất
bảy, tám chục tòa nhà này. Làm
sao xây cất được bảy, tám chục tòa nhà như thế? Toàn bộ công
trình này được xây dựng trước Ðệ Nhị Thế Chiến, lúc Hoa
Kỳ đang ở vào thời kỳ thịnh vượng nhất--đó là lý do vì
sao người ta có thể kiến tạo được những tòa nhà quy mô như
vậy. Công trình này được thực hiện một cách đàng hoàng,
cẩn thận, hoàn toàn không có sự gian dối, hoặc bớt xén công
và vật liệu. Các tòa nhà đều rất kiên cố và vật liệu toàn
là loại có phẩm chất đặc biệt tốt." Thực
ra, nơi này trước kia vốn là một viện điều dưỡng với quy mô
rộng lớn do chính phủ tiểu ban Califonia đứng ra xây dựng, và
được khởi công vào thập niên 1930. Tất cả vật liệu kiến
trúc và các thiết bị bên trong đều thuộc loại thượng hảo
hạng. Toàn khu bệnh viện có hơn bảy mươi tòa nhà thuộc loại
công trình kiến trúc lớn, trên hai ngàn căn phòng với diện tích
lớn nhỏ khác nhau, ba sân chơi bóng cầu, một trạm cứu hỏa,
một hồ bơi, một lò đốt rác, cùng nhiều thiết bị cung cấp
nước chữa lửa nằm rải rác dọc theo vệ đường. Một con
đường tráng nhựa ngoằn ngoèo ăn thông với các ngả, hai bên là
các trụ đèn đường và những gốc cổ thụ hơn cả trăm năm.
Tất cả các ống dẫn nước, mạnh nối các thiết bị điện, cũng
như các hệ thống dẫn điện dùng cho máy sưởi và máy điều hòa
không khí đều được thiết kế dưới mặt đất. Các công trình
kiến trúc đều được nghiên cứu một cách thích đáng về cả
mặt thiết kế lẫn vật liệu. Máy sưởi và máy điều hòa không
khí đều do hệ thống trung ương điều khiển. Toàn khu bệnh
viện có đủ chỗ cho hơn 20.000 người cư ngụ. Vào
giữa thập niên 1970, tiểu bang California gặp phải một nạn đại
hạn hán "không tiền khoáng hậu." Nạn hạn hán ấy đã
ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sinh hoạt của bệnh
viện này--mạch nước khô cạn, không cách nào cung cấp đủ lượng
nước cần thiết cho toàn bệnh viện được. Ðó cũng là một
nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh viện phải bị bán phá giá. Lúc
bấy giờ, vì mạch nước càng lúc càng khô cạn, chính phủ
phải mời một công ty đào giếng thượng thặng nhất Hoa Kỳ đến
đào giếng. Họ đo đạc, tính toán, rồi khoan sâu tới mấy trăm
bộ, nhưng vẫn không trúng mạch nước, Chính phủ bị lâm vào tình
trạng bế tắc, đành phải thuyên chuyển dần nhân viên đi các
nơi khác và để bán bệnh viện với giá rẻ. Có một người giàu
có cho rằng bệnh viện này còn có thể hái ra tiền được, nên
bỏ tiền ra mua. Sau đó, ông ta lại không thích mở bệnh viện
nữa, nên muốn bán lại; nhưng để bán tới mấy năm mà cũng
chẳng có ai mua cả. Vào
thời điểm ấy, Kim Sơn Tự tuy là một tòa nhà ba tầng với
diện tích 108 bộ vuông, nhưng vào những dịp lễ có đông người
tham dự thì vẫn không đủ chỗ. Ngoài ra, trong thành phố có
những kẻ sống lang than và mặc dù họ không cắn người, không
ăn thịt người, nhưng người ta vẫn sợ họ. Cho nên, mọi người
đều muốn tìm một nơi ở thôn quê, xa thành phố. Một hôm,
Thầy Hằng Lai tình cờ ngang qua khu bệnh viện này; thấy để bán,
Thầy liền vào xem thử. Khi trở về Thầy đề nghị Hòa Thượng
hãy mua một phần cơ sở ấy. Thầy ước tính mỗi tòa nhà có
thể chứa được hơn 100 người, như vậy có thể chỉ mua
chừng hai hoặc ba chục tòa nhà mà thôi; và đề nghị Hòa Thượng
đi xem thử. Hòa Thượng bèn cùng với năm đệ tử đi xem cơ
sở ấy và cho rằng đó quả là một địa điểm tốt, chỉ
tiếc là giá cả quá cao. Hòa
Thượng kể lại: "Thế
rồi khoảng nữa năm sau lại có người ngỏ lời muốn đầu tư
làm ăn và đến thương lượng với tôi. Song le, tôi thì không có
tiền, cũng chẳng có vốn liếng gì cả. Dù vậy tôi cũng cứ
dẫn một nhóm gồm 18 người đi xem nơi ấy. Mọi người xem
mặt tiền của khu bệnh viện trước. Xem xong, tâm tư cũng có
phần dao động, tôi chợt nghĩ: chỉ xây bệnh viện này thôi cũng
xây không nỗi! Do đó, tôi bèn đặt vấn đề với 18 người
ấy: Chúng ta đều là Phật tử, do đó, chúng ta nên vì Phật
tử mà làm chút việc hữu ích. Nếu không thì thật đáng hổ
thẹn vô cùng và chúng ta cũng chẳng còn mặt mũi nào đối
diện với thế nhân. Cho nên hôm nay tôi phát nguyện là tôi sẽ
mua toàn bộ nhà cửa và đất đai thuộc bất động sản này!" Nhận
thấy rằng nơi đây đích thực là một đạo tràng lý tưởng do
"thiên tạo địa lập," Hòa Thượng đã đích thân đến
xem ba lần và cũng đã nhiều phen thương lượng với chủ đất.
Hòa Thượng muốn thành lập một trung tâm truyền bá Phật Giáo
đến khắp thế giới, đồng thời giới thiệu tư tưởng của
Phật Giáo Ðông phương với thế giới Tây phương; và Ngài
chọn mãnh đất này làm "phát nguyên địa" của Phật Giáo
thế giới, một đạo tràng Chánh Pháp có tính cách quốc tế, để
đề cao đạo đức, thức tỉnh nhân tâm. Sau
khi mua lại khu bệnh viện, Hòa Thượng đã mở mang và phát
triển thành Vạn Phật Thánh Thành. Nhằm giải quyết nạn khan
hiếm nước, Hòa Thượng đã dùng Trí Huệ Nhãn để xác định
vị trí mạch nước ngầm. Ðây là một sự kiện vô cùng bất
khả tư nghị, và cho đến nay, mọi người vẫn thích nhắc lại
với niềm xúc động pha lẫn hào hứng: Hòa Thượng tay cầm
gậy, đi đi lại lại quan sát. Ðột nhiên Ngài đập đập đầu
gậy vào một chỗ nọ và nói: "Ðào ngay chỗ này!" Nhân
công được mướn đến để đào giếng phản đối: "Không
được! Chúng tôi đều đã trắc lượng và đào thử chung quanh
đây hết rồi. Chỗ này chắc chắn không có nước đâu!" Hòa
Thượng nói: "Không sao! Cứ đào thử xem!" Và khi đào
được chừng 100 bộ thì quả nhiên gặp mạch nước--nước phun
lên xối xả! Ai nấy đều mừng rỡ và tấm tắc ca tụng là
kỳ tích. Mạch nước ấy vô cùng dồi dào, đủ để cung cấp
cho cả mười ngàn người nữa! Sau
khi sửa sang, cắt cỏ, chặt phá chông gai, đạo tràng mới thành
lập trông mới mẻ hẳn ra. Ðến mùa thu Năm 1977, tứ chúng đệ
tử của Kim Sơn Tự dọn về đạo tràng mới--Vạn Phật Thánh
Thành--và tiếp tục dụng công tu hành. Cổng chính của Thánh Thành
được xây cất vào năm 1980, theo dạng "tam quan," với mái
lợp bằng ngói tráng men màu vàng trên nền tường màu đỏ
thắm (về sau được sơn lại màu vàng nhạt). Bên trên cổng còn
có một tầng tháp có thể dùng làm giảng đường thuyết Pháp;
bốn phía là những đồng cỏ mênh mông có thể chứa được hơn
mười ngàn thính chúng. Khắp Thánh Thành, đâu đâu cũng có
những tàng cây xanh um tỏa bóng mát. Có hơn mười biệt thự
với những vườn hoa xinh xắn nằm dọc đường đi. Càng vào sâu,
càng thấy rõ mô hình kiến trúc nơi đây đúng là của một
"thành phố" Vì
sao gọi là "Vạn Phật Thành?" Hòa Thượng giải thích: "Người
nào đến Vạn Phật Thành cũng đều có cơ hội được thành
Phật, tương lai chắc chắn sẽ được thành Phật. Không Phải
chỉ có một vạn người, mà là cả mười vạn, trăm vạn, ngàn
vạn, vạn vạn, trăm ngàn vạn ức người được thành Phật ở
nơi này. Vạn Phật Thành là một danh xưng tổng quát; nếu phân
tích cặn kẽ thì có thể nói là nơi đây có đến hằng hà sa
số đức Phật. Vì sao? Vì trong Kinh Hoa Nghiêm có dạy rõ rằng:
"Không có gì chẳng phát xuất từ Pháp Giới,
Không có gì chẳng trở về lại PhápGiới," Cho
nên, người nào đến Vạn Phật Thành thì người ấy sẽ được
gia nhập "Thánh lưu," trở thành một phần tử của hàng
Thánh. Bất luận quý vị là người thiện hay ác, tốt hay xấu,
quý vị đều đã có gieo cái nhân thành Phật. Gieo nhân rồi thì
tương lai sẽ gặt được quả tương ứng." Mục
tiêu của Vạn Phật Thánh Thành là thành lập một trung tâm tôn
giáo có tính cách quốc tế để có thể đoàn kết nhân sĩ của
mọi tôn giáo lại với nhau trong tinh thần Ðại Ðồng không phân
biệt tuổi tác, sang hèn, quốc tịch, chủng tộc, tông phái.
Mọi người cùng nhau chấp hành, gìn giữ Sáu Ðại Tông Chỉ
của Vạn Phật Thánh Thành, tha thiết nghiên cứu chân lý, thật
tâm tu hành, và nổ lực vì công việc thần thánh "tịnh hóa
nhân tâm, lợi ích nhân loại," Do đó, Hòa Thượng Khẳng định:
"Vạn Phật Thánh Thành không phải là một cơ sở của tư nhân.
Nó thuộc quyền sở hữu của tất cả Phật tử trên toàn thế giới, kể cả tín
đồ của mọi tôn giáo trên thế giới!" Vạn
Phật Thánh Thành là nơi tụ hội của những người có đạo đức
và trí huệ chân chánh. Tại Thánh Thành tuyệt đối không có
sự phân biệt, chia rẽ--Nam tông và Bắc tông thông giao, văn hoá
đông tây hòa hợp, nhân sĩ trong và ngoài nước đều xem nơi này
là chốn quay về của tự tâm. Ðây cũng chính là kho tàng Pháp
bảo; vì thế Hòa Thượng từng nhắc nhở: "Ðừng
đến núi châu báu mà lại trở về tay không!" Cảnh
giới của Vạn Phật Thánh Thành chính là cảnh giới Hoa Nghiêm--bao
trùm đến tận cùng hư không và chan hòa khắp cả Pháp Giới!
|
|
|