|
Vietnamese|English
Cẩm
Nang Tu Ðạo
Hòa
Thượng Quảng Khâm

Hòa Thượng
Quảng Khâm
Chương
VI: Hạnh Xuất Gia
1.
Xuất Gia Ðể Làm Gì?
Ðã xuất gia rồi, bạn phải hiểu ý nghĩa của việc
đi tu. Bạn phải tự chủ; chớ để kẻ khác xỏ mũi
lôi đi. Việc cần nghe thì nghe; việc chẳng đáng nghe,
đừng nghe; mỉm cười là đủ.
Hãy thường nhìn thủng tấm áo nâu sòng, tự sờ đầu
trọc, mà cảnh giác chính mình: "Ta là tăng-sĩ!"
Nếu không làm vậy, đôi khi bạn quên phắt, bất giác
để tâm chạy rông, không còn là tâm của kẻ xuất
gia nữa.
Sáng vừa thức dậy, bạn hãy lập tức sờ đầu mình,
tự hỏi: "Vì sao tôi đi tu?"
"Vì liễu
sanh thoát tử, vì chấm dứt luân hồi!"
Tu cho có đức hạnh là điều quan trọng nhất.
Ở chùa để làm
gì? Chính là để tu đức hạnh, tu cái bản lai diện
mục.
Bạn cứ xem xét
những thứ chung quanh Sư-Phụ thì sẽ hiểu ngay. Nghe
xong việc gì, bạn cũng phải cố thể hội, chớ để
thoáng qua tai.
Những Tăng, Ni trẻ tuổi thì tình cảm còn nặng nề
lắm. Song, thân đi tu thì đầu óc cũng phải đi tu. Ba
nghiệp thân, miệng, ý của người xuất gia thì hoàn
toàn khác hẳn của kẻ tại giạ Bạn phải biết làm
sao để liễu sanh thoát tử. Mục đích mình tu, điều
mà mình đeo đuổi, chính là thoát khỏi vòng sanh tử!
2.
Con Ðường Siêu Thoát Của Người Tu
A. Trước và
Sau Khi Thọ Giới
Chưa hiểu thông Phật Pháp mà đã thọ Giới, thì rất
dễ sanh tâm cống cao, ngã mạn.
Bạn chớ mù mù mờ mờ xuất gia, rồi mù mù mờ mờ
thọ Giới. Thọ Giới là vì cầu sám hối, không phải
là lết cái thây đi, lết cái thây về.
Khi ở Giới-đàn,
bạn hãy ít nói, ít cùng người khác trao đổi (hay
phan duyên). Hễ có thì giờ thì hãy lạy Phật, niệm
Phật.
Ở Giới-đàn, người cầu thọ Giới tới từ mọi nơi,
nên luôn luôn đông nghẹt. Phải nhớ rằng, mình đến
đây không phải để thi đua với họ xem ai mặc đẹp
hơn, ở tốt hơn, hay ăn ngon hơn!
Khi đi thọ Giới, nếu bạn chịu khó, nhẫn nại, thì
sẽ nhập Ðạo được.
Phàm chuyện gì (ở
Giới-đàn) cũng rất đơn giản; bạn chớ cùng kẻ khác
so sánh xem ai ăn ngon, ngủ tốt, hoặc chuyện này ra
sao, chuyện nọ thế nào... Thọ Giới là lúc học oai
nghi, quy củ; chứ không phải là lúc bàn luận, nói
chuyện thị phi, tạo khẩu nghiệp.
Sau khi đã thọ Giới, bạn phải hoàn toàn khác biệt
so với lúc chưa thọ Giới--lấy Giới làm Thầy, làm
thêm nhiều khổ-hạnh, quét sạch, sửa đổi hết mọi
thói hư tật xấu, dứt tuyệt mọi ý nghĩ xấu ác.
Bạn phải luôn thường tụng Giới; như vậy mới không
có những thứ ái tình yêu đương lăng nhăng.
Có Giới Luật câu thúc, kềm giữ, thì bạn mới không
dễ làm điều sai, chuyện quấy.
Thọ Giới là thọ sự nhẫn nhục. Khi tai bạn nghe người
ta chưởi rủa hay khiêu khích, chọc tức mình, mà bạn
chẳng để tâm vào, thì đó chính là Giới.
"Giới" là giới nội (tự răn chế mình), chứ
không phải là giới ngoại (kềm chế kẻ khác).
Ngay lúc lòng bạn vừa
dấy lên một ý niệm xấu ác, bạn hãy dùng Giới
Luật để ngăn chận nó lại. Ðó gọi là lấy Giới làm
Thầy.
Cần phải học thuộc Tỳ-Ni Nhật Dụng và ứng dụng
hằng ngày.
B. Vất Bỏ Danh
Lợi
Khi chưa thọ Giới, vì không biết quy củ, Giới Luật,
nên bạn có phạm Giới; đó là không cố ý. Nay đã
thọ Giới; hiểu Giới mà phạm Giới, thì đó là cố
ý. Tội này nặng lắm. Thọ Giới rồi thì phải giữ
Giới, hảy y theo Giới Luật mà tu hành.
Thọ Giới không phải là thọ mấy cái giới-ba (cái
dấu đốt trên đầu). Giới là ở tâm. Do đó, khi
biết mình làm điều gì sai quấy, hãy lập tức sám
hối. Khi bạn trì Giới đàng hoàng, thì sẽ không còn
tướng (hay quan niệm về) nam nữ nữa.
Thọ Giới rồi thì phải đem Giới ra thực hành. Không
phải thọ Giới xong là lên chức Ðại Ðức, Ðại Pháp-sư.
Giữa người tu với nhau không hề có sự phân chia cao
thấp.
Có nhiều kẻ đi thọ Giới lại học được thêm lòng
tham lam. Ðến khi về chùa thì trở nên ham hưởng
thụ, thích ăn ngon, mặc đẹp, ở chỗ tốt; không còn
biết gì về dũng mãnh, tinh tấn nữa.
Trong Giới Luật có dạy rõ quy củ của mọi việc, đến
cả việc của Thầy Chấp-sự. Bạn phải học, đọc
cho thấu đáo, thì mới không dễ phạm sai lầm; và sau
này nếu có ra làm chấp-sự, bạn mới làm việc tốt
đặng.
Giới là để răn chính mình; do đó, cầu sám hối cũng
là Giới.
Giữ Giới, nhưng đừng đi tới chỗ cực đoan, chấp
trước. Nếu không, tuy mình có ý giữ Giới mà kết
quả lại là bị Giới đẩy văng đi. Bởi vì, giữ
Giới thì không sanh phiền não (làm cho mình hoặc người
khác phiền não, đau khổ) và không xung đột với kẻ
khác.
Khi bạn có tướng mình, tướng người (phân biệt ranh
giới giữa tôi và anh, của tôi và của anh), chắc
chắn bạn sẽ dễ gặp tranh chấp. Tới chùa xuất gia,
không phải là để đấu tranh, cãi vã. Xuất gia thì
phải "thống lý đại chúng", hòa hợp với
mọi người; được vậy thì ai cũng tốt.
Tới chùa xuất gia, không phải là để tranh chấp coi
ai đúng ai sai. Thái độ đó rặt là thứ thế tục, lúc
nào cũng chia ra mình và người.
Ðã xuất gia tu hành thì không cạnh tranh, ganh đua, cũng
không cãi vã hơn thua, ít nhiều, đúng sai...; mấy thứ
đó toàn là "mùi" danh lợi.
Khi Hòa-Thượng nói: "Người xuất gia không được
tham danh hám lợi. Vì hễ có lợi tất sẽ có hại, do
đó, không được nuôi dưỡng lòng ham muốn danh
lợi"; thì có người hỏi: "Vậy như hiện nay,
danh tiếng của Sư-Phụ vang lừng bốn biển thì
sao?"
Hòa-Thượng trả lời:
"Ta cũng không hề hay biết gì tới nó, vì chúng đều
là huyễn hóa. Không ai biết gì về mình là hay
nhất!"
Người hỏi gật gù:
"Ðó mới chính là công phu chân thật!"

Trở về
trang nhà | Về đầu trang
|