|
|
Vietnamese|English
Lòng Người Chẳng Thể
Một Ngày Không Vui! Hòa Thượng Tuyên Hóa Tri
Túc Thường Lạc Quý vị
Thiện Tri Thức! Happy New Year! Trước hết, tôi xin chúc quý
vị năm mới được an vui, hạnh phúc! Chúng ta nói
“Năm mới vui vẻ,” vậy thì năm nào cũng vui vẻ chăng?
Chúng ta nên năm nào cũng vui vẻ, tháng nào cũng vui vẻ, và
ngày nào cũng vui vẻ -- từng giờ từng phút, lúc nào chúng
ta cũng nên vui vẻ, lạc quan! Vì sao chúng ta nên vui vẻ?
Chúng ta vui không phải vì được thưởng thức các món ăn
ngon, không phải vì được mặc áo quần lộng lẫy, không
phải vì sắm được chiếc xe hơi hào nhoáng nhất, và cũng
không phải vì được ở trong một ngôi nhà nguy nga tráng
lệ. Chúng ta nên
vui vẻ như thế nào? Ngay trong tự tánh của chính mình, chúng
ta phải luôn luôn “tri túc,” phải tự biết là mình
hiện được đầy đủ. Có câu: “Tri túc
thường lạc, Năng
nhẫn tự an.” (Biết đủ,
luôn vui, Nhẫn được,
tất yên.) “Tri túc,
thường túc”-- “biết đủ,” tất luôn luôn được đầy
đủ. Trong từng giây từng khắc, chúng ta nên thường xuyên
“biết đủ.” So với loài vật thì con người có trí
tuệ, có linh tri linh giác hơn. Chúng ta hơn hẳn loài vật
về mọi phương diện; vì thế, chúng ta nên “biết đủ,”
nên hài lòng với những gì mình hiện có. Hễ “biết đủ”
thì sẽ được an vui, thanh thản, không phiền não. Do đó,
không phải Tết đến thì mới vui tươi mà là trong từng
giây từng khắc, lúc nào chúng ta cũng nên “happy,” vui
sống, chớ phiền não. Được vậy thì chúng ta mới có
thể: “Tài
bồi tâm thượng địa, Hàm dưỡng
tánh trung thiên.” (Vun bồi
mảnh đất tâm linh, Nuôi dưỡng
bầu trời bản tánh.) Nếu quý
vi. có thể làm cho tâm địa được quang minh, thiên tánh
được ngời sáng, thì thứ ánh sáng này chính là hào
quang của Phật. Tại sao ở chúng ta không thấy hiển
xuất hào quang này? Là vì chúng ta chưa “tài bồi tâm thượng
địa, hàm dưỡng tánh trung thiên” một cách chân chính.
Cho nên, theo đạo Phật, nếu quý vị luôn luôn vui vẻ, an
lạc, tức là quý vị đang tu hành vậy! Trời
Quang, Mây Tạnh, Cây Cỏ Hân Hoan Trong Thái
Căn Đàm (sách bàn về gốc rễ đạo đức) có câu: “Quang
phong tế nguyệt, Thảo
mộc hân hân.” (Trời
quang, mây tạnh, Cây
cỏ hân hoan.) Nghĩa là
bầu trời quang đãng và rất ít mây, cho nên cỏ cây đều
tươi tốt và như có vẻ hân hoan. Còn khi mưa
to, gió lớn thì sao? Hễ trời nổi cơn thịnh nộ, tất có
mưa to. Mưa tuôn xối xả ví như trời khóc sướt mướt
-- trời ở trên đó cũng buồn vậy. “Gió lớn” tức là
gió thổi mạnh, trời nổi cơn giông bão. Khi cơn giông bão
này kéo tới, thì đừng nói gì con người, ngay cả loài
chim cũng đều thiểu não, kém vui; nên nói: “Quang
phong tế nguyệt, Thảo
mộc hân hân, Nộ
vũ tật phong, Cầm
điểu thích thích. Cố
thiên địa bất khả nhất nhật vô hòa khí, Nhân
tâm bất khả nhất nhật vô hỷ thần.” (Trời
quang, mây tạnh, Cây
cỏ hân hoan. Mưa
to, gió lớn, Chim
chóc u sầu. Cho
nên, trời đất chẳng thể một ngày không hòa khí, Lòng
người chẳng thể một ngày thiếu sắc vui.) “Trời đất chẳng thể một ngày không hòa khí.” Khi
trời đổ mưa tầm tã, giông gió ùn ùn nổi lên, tức là
trời và đất đang bất hòa. Chữ “hòa” này ám chỉ
ngọn gió ôn hòa, ấm áp, cái khí vận may mắn, tốt lành. “Lòng
người chẳng thể một ngày thiếu sắc vui.” Trong
từng giây từng khắc, lúc nào chúng ta cũng nên vui vẻ,
lạc quan. Chúng ta nên học theo gương của Di Lặc Bồ Tát
– dù mọi người đối xữ với Ngài như thế nào đi
nữa, Ngài vẫn không sanh lòng phiền não! Ngài nói
rằng: “Già khờ mặc áo
vá. Ta là một lão già khờ khạo, ngốc nghếch, thiếu
hiểu biết; và mặc
toàn những áo quần đụp vá lôi thôi. Cơm
lạt đầy một bụng. Ta ăn uống rất đạm bạc miễn
sao no bụng là được .” Vì vậy mà Ngài có cái bụng
thật to và Ngài thường hay vỗ vỗ vào bụng, nói: ”Coi
nè, ta no căng bụng rồi!” “Đụp
vá che đỡ lạnh. Áo quần
sờn rách thì ta vá lại rồi mặc tiếp; có thêm mấy
mảnh vá mặc càng thêm ấm nữa là khác! Vạn
sự để tùy duyên. Có chuyện gì xảy đến ư? Chuyện
đến thì phải đối phó thôi! Chuyện qua rồi ư? Chuyện
đã qua thì cho qua luôn, ta lại được yên tĩnh. Mọi sự
đều tùy theo nhân duyên mà kết thúc. “Hễ ai chửi Già khờ, Già khờ chỉ đáp: “Tốt!”
Nếu có kẻ mắng nhiếc ta “Lão quái vật! Lão già đáng
chết!” thì ta, lão già ngốc nghếch này, chỉ lẩm bẩm:
”Tốt, tốt, tốt! Tốt lắm!” “Hễ
ai đánh Già khờ, Già khờ lăn ra ngủ.” Nếu có người
đánh ta ư? Ngươi muốn đánh ta, thì ta nằm lăn ra tại
chỗ cho ngươi đánh, như ta đang ngủ say vậy! “Khạc
nhổ nơi măt Già, để nó tự nhiên khô.” Ngươi nhổ nước
bọt vào mặt ta, thì ta để mặc cho nó tự khô chứ cũng
chẳng lau chùi làm gì! Vì sao ư? Già
này đở tốn công. Bởi vì như thế thì ta khỏi phải
nhọc công tốn sức để rữa mặt, mà ngươi
cũng không phiền não!
Ngươi nhổ vào mặt ta, mà ta lại không phản ứng , không
ăn miếng trả miếng, ắt hẳn ngươi cũng sẽ chẳng tức
tối, bực bội! “Ba
La Mật như vậy, là ngọc báu nhiệm mầu.
Đa số người đời không biết cách sử dụng pháp Ba La
Mật, phương pháp “đến bờ bên kia” này. Pháp Ba La
Mật chính là một sự kỳ diệu trong những sự kỳ
diệu, một báu vật trong số các báu vật; cho nên, nếu
biết đưọc tin này, lo gì Đạo chẳng xong?” Nếu quý
vị lãnh hội đưọc đạo lý này, biết được tin tức này,
thì làm sao mà quý vị chẳng thành Đạo được chứ?
Chắc chắn quý vị sẽ thành tựu được Đạo
quả! Thành
Tâm Tụng Tiêu Tai Kiết Tường Thần Chú Vào mồng
một Tết, mọi người hãy thành tâm tụng Thần Chú Tiêu
Tai Kiết Tường: “ Nếu quý
vị chuyên tâm tụng niệm, thì chắc chắn sẽ có được
sự cảm ứng bất khả tư nghị. Có câu: “Cảm ứng Đạo
giao” -- thì quý vị cũng có thể đạt được cảnh
giới này. Tại sao
chúng ta cần phải tụng Tiêu Tai Kiết Tường Thần Chú?
Chúng ta tụng chú này nhằm giải trừ tai nạn cho toàn
thế giới, toàn nhân loại, và khiến cho tất cả đều
được may mắn. Đây chính là động cơ thúc đẩy Vạn
Phật Thánh Thành tổ chức Pháp Hội Tiêu Tai Kiết Tường.
Nói tóm lại, chúng ta tụng thần chú này là để cứu giúp
chúng sanh thoát khỏi bể khổ chứ không phải vì ý đồ
gì khác. Có một
số đạo tràng, tổ chức bất kỳ Pháp Hội nào họ cũng
nhất định phải tuyên truyền, tìm kiếm một vị “công
đức chủ” (người xuất tiền để làm việc công đức).
Song le, Vạn Phật Thánh Thành chúng ta thì khác hẳn -- từ
trước tới nay, bất cứ Pháp Hội nào do chúng ta tổ
chức cũng đều không có “công đức chủ” mà chỉ có
“chủ công đức” thôi! Thế nào gọi là “chủ công đức”?
Tức là Vạn Phật Thánh Thành chủ trì công đức này, sau
đó hồi hướng công đức ấy cho tất cả nhân loại trên
toàn thế giới. Chúng ta hãy
vì lợi ích của toàn thể nhân loại mà thành tâm thành
ý tụng Tiêu Tai Kiết Tường Thần Chú chứ đừng vì
vỏn vẹn mấy chục người ở Vạn Phật Thánh Thành này
mà thôi! Pháp Hội này thì “đại nhi vô ngoại” – không
một chúng sanh nào có thể vượt ra ngoài Pháp Hội này. Dù
là người tin Phật hay không tin Phật, dù là người tốt
hay người xấu, chúng ta cũng đều hồi hướng cho họ, giúp
họ đưọc xa lìa khổ não hưởng sự an lành. Tổ chức
những Pháp Hội như thế này, chúng ta hoàn toàn không mong
cầu tiền bạc hay bất kỳ một sự đền đáp nào cả.
Chúng ta chỉ làm tròn bổn phận của người tu Đạo – cũng
có thể nói là làm tròn thiên chức -- cầu xin cho tất
cả chúng sanh đều được an lạc, tai qua nạn khỏi. Song,
nếu không làm một cách nghiêm túc thì sẽ mất đi ý nghĩa
chân chính; do đó, mọi người phải hết sức thành
khẩn, thiết tha tụng chú, để chư Phật và chư Bồ Tát
đều phải động lòng thương xót chúng sanh chúng ta mà đại
phát từ bi tâm, khiến cho tai ương giảm nhẹ bớt, hoặc
khiến cho nạn lớn thì hóa thành nhỏ và nạn nhỏ thì
được tiêu tan. Chúng ta vì toàn thể nhân loại mà dốc
hết sức lực để cầu nguyện, xin cho mọi tai ương đều
tiêu trừ, vạn sự đều may mắn – đây là một công
việc rất có giá trị! Chúng ta
nhờ một đạo tràng ưu việt như Vạn Phật Thánh Thành
giúp giải trừ tai nạn cho toàn thế giới và toàn thể nhân
loại thì thật là lý tưởng vô cùng. Nếu không có địa
điểm thuận lợi này, dẫu muốn làm việc công đức cũng
không có nơi có chỗ để mà làm! Vì vậy,
Vạn Phật Thánh Thành quy định là hàng năm, cứ vào đêm
trừ tịch (30 tháng chạp âm lịch) thì làm lễ “sái
tịnh” để thanh tịnh đàn tràng, và sáng mồng một
Tết thì cử hành lễ tụng niệm Tiêu Tai Kiết Tường
Thần Chú. Vạn Phật Thánh Thành làm “công đức chủ,”
cũng có nghĩa là Vạn Phật Thánh Thành chủ động hồi hướng
công đức này cho tất cả chúng sanh trên toàn thế giới. Quý vị,
Được tham gia Pháp Hội này là một điều vinh dự và may
mắn biết bao! Mọi người hãy hăng hái, thành tâm mà
tụng niệm, không nên làm lấy lệ xong chuyện, hoặc
trốn việc cho nhàn thân. Tất cả hãy đoàn kết, một lòng
cùng nhau tụng niệm để cứu giúp chúng sanh! Hãy niệm,
niệm, niệm! Bố thí,
trì Giới, nhẫn nhục – nhân tinh tấn; Thiền na,
Bát Nhã, thệ nguyện -- quả Bồ Đề. |