Học Phật
Vấn Đáp
(Trích
Từ Xuân Nhật Liên Hoa của HT Tuyên Hóa)
Giải
Nghi
Hỏi: Nhà Nho nói nhân
( ) và nhà Phật nói từ bi ( ). Các từ ngữ này có
quan hệ với nhau ra sao?
Ðáp:
Nhân là lòng thương người, thương vật. Từ bi
thì rộng nghĩa hơn; có lòng từ mẫn ngay với người không
có duyên (affinity) với mình, đó là đại từ; xem
mọi người cùng một thể, đó là đại bi.
Cho nên, từ bi bao hàm
lòng nhân ở trong đó. Nhân còn gọi là
"thiện chủng tử," nghĩa là hạt giống lành không
ngừng sanh trưởng trong trời đất. Nhân cũng được
gọi là "Phật Giới chủng tử," tức là hạt
giống của Giới Luật nhà Phật.
Hỏi: Thừa là
gì? Ðại Thừa và Tiểu Thừa khác nhau ra sao?
Ðáp: Thừa
là chiếc xe dùng để chở người. "Ðại thừa" là
chiếc xe lớn, chở được nhiều người; còn "tiểu
thừa" là chiếc xe nhỏ, chở được ít người hơn.
Căn-tánh của mỗi chúng
sanh đều khác nhau, xu hướng đều bất đồng; do đó có
kẻ thích "xe lớn," có người thích "xe
nhỏ." Kỳ thật, đều là một chiếc xe mà thôi;
không nên ở nơi đây mà sanh tâm phân biệt.
Hỏi: Quả vị La-Hán
và Bồ-tát khác nhau ra sao?
Ðáp: "La-Hán"
và "Bồ-tát" đều là những tên gọi, bởi do trí
huệ con người không giống nhau mà ra.
Bồ-tát thì muốn làm
lợi ích cho kẻ khác, còn La-Hán thì chỉ tu trì cho
riêng mình; song đó chẳng qua chỉ là một giai đoạn của
con đường tu.
Khi bạn còn là phàm-phu thì
bạn không sao biết được cảnh giới của bậc La-Hán.
Nếu bạn cứ tính lui tính tới, đoán thế này thế nọ,
thì chỉ phí thời gian. Bạn tưởng tượng cảnh giới
của Bồ-tát ra sao? Và cảnh giới của La-Hán thì như
thế nào? Bạn có tưởng tượng cách mấy cũng không thể
nào đạt tới cảnh giới của họ được!
Giống như việc đi học
vậy, chưa nhập học mà bạn cứ nghĩ: "Sau khi tựu trường
tôi sẽ học môn gì? Lên Trung-học tôi sẽ học những sách
gì? Vào Ðại-học tôi sẽ học ngành gì...?" Dù bạn
tưởng tượng cách mấy, nếu không nỗ lực thì bạn sẽ
chẳng bao giờ tốt nghiệp được! Bạn không cần phải
lo nghĩ là sẽ học gì ở bậc Trung- học hay Ðại-học; mà
chỉ việc đều đặn cắp sách đến trường, ngày ngày
chăm chỉ, siêng năng học hành. Tới ngày tới giờ, bạn
sẽ học đặng môn đó, ngành đó, và tự nhiên hiểu
biết mọi chuyện. Còn bây giờ đoán mò thì chỉ lãng phí
tinh thần, mà cũng là "ăn no không có việc gì làm!"
Hỏi: Có nhiều người
cho rằng Phật Giáo là một tôn giáo "tiêu cực."
Xin Hòa Thượng giải thích quan điểm này.
Ðáp:
Nếu nói rằng Phật Giáo "tiêu cực," thì đó là
một quan điểm sai lầm!
Phật Giáo thật ra rất tích
cực, song sự tích cực ấy không phải ai cũng có thể
hiểu được. Như trong giai đoạn thế cuộc biến động,
mê loạn, điên đảo, phân tánớtrong giai đoạn mà nhiều
người suốt ngày cứ hoảng hốt, lo âu, đêm ngủ lại
bất an, sợ hãiớthì những người xuất-gia tu theo đạo
Phật vẫn an nhiên tu trì, như thường hành Ðạo, làm tròn
bổn phận phải làm!
Hãy lấy sinh hoạt ở Vạn
Phật Thánh Thành làm thí dụ: Căn cứ theo truyền thống
Phật Giáo, mỗi ngày mọi người thức dậy từ ba giờ rưỡi
sáng, bốn giờ sáng hành lễ Công Phu Khuya. Sau đó, mọi
người dụng công tu hành cá nhân: lạy Phật, ngồi
Thiền, tụng Kinh, hoặc lễ Sám... Bạn thử nghĩ xem,
những người thức dậy thật sớm như vậy, tinh tấn,
khổ hạnh tu hành như thế, mà là "tiêu cực" sao?
Từ ba giờ rưỡi sáng đến mười giờ rưỡi tối không
ai có thời gian nghỉ ngơiớnhững người ấy, nếu không
phiên dịch kinh điển thì cũng đến lớp để học tập,
chẳng có người nào ngủ trưa cả. Ngày ngày họ tinh
tấn, dũng mãnh hành trì như vậy, nhưng ít ai hay biết
hoặc được chứng kiến, nên mới có kẻ cho rằng hành
vi của người tu Ðạo là "tiêu cực!"
Hỏi: Thế nào là Tam-Muội
?
Ðáp: Tam-Muội
là tiếng Phạnớ samadhi, dịch sang tiếng Trung Hoa là
Ðịnh - chánh Ðịnh, chánh thọ. Chánh Ðịnh
thì khác với tà định; chánh thọ thì không
phải như tà thọ.
Có chánh Ðịnh thì mình
luôn "như như bất động, liễu liễu thường
minh," lúc nào cũng sáng suốt, tỏ rõ.
Chánh thọ
nghĩa là những điều mình tiếp thọ đều "chánh"
cả, không phải do phan duyên mà có, cũng không phải do
tham lam, hưởng thụ mà ra. Cái gì đáng được thọ nhận
thì thọ nhận; cái gì không nên thọ nhận thì không thọ
nhận.
Ðịnh
có nghĩa là "bất động." Hễ bạn "động"
thì không phải là "định," yên tĩnh mới được
"định." Sách Ðại Học có dạy:
Có định rồi mới tĩnh,
Có tĩnh rồi mới an,
Có an rồi mới (tư)
lự,
Có (tư)
lự rồi mới đắc (thành).
Ðó là học thuyết của Ðức
Khổng Tử về Ðịnh, Tĩnh, An, Lự, Ðắc.
Ðịnh cũng
có nghĩa là Tam-Muội. Do đó, các bạn muốn học
Phật Pháp, trước phải hiểu thế nào là Ðịnh.
Hỏi: Ông Tôn Trung Sơn
(Tôn Dật Tiên, người sáng lập ra nền Dân Chủ của
Trung Hoa), có nói: "Phật Giáo là đạo nhân từ cứu
thế. Phật Giáo là mẹ của triết-học. Nghiên cứu
Phật-học có thể bổ sung khiếm khuyết của khoa-học.
"Vì sao ông Tôn Trung Sơn phát biểu như vậy?
Ðáp:
Phật-học là thứ khoa-học chân chánh. Do đó mấy
ngàn năm về trước, lúc khoa-học chưa phát triển, Ðức
Phật đã dạy:
"Phật quán một bát
nước ,
Thấy tám vạn bốn nghìn
(vi) trùng.
Nếu không trì Chú này ,
Như ăn thịt chúng
sanh!"
Từ điểm này có thể
biết được rằng lúc Ðức Phật tại thế, dù chưa có kính
hiển vi, kính phóng đại, Ngài đã biết là có 84.000 vi trùng
trong ly nước. Thế mà, mãi đến ngày nay sự thật ấy
mới được chứng minh! Vậy mới biết trí huệ của con
người và của Phật khác nhau quá xa!
Ông Tôn Trung Sơn nói rằng
"Phật-học có thể bổ sung khiếm khuyết của
khoa-học." Theo tôi nghĩ, Phật Học chẳng những có
thể bổ sung chỗ khiếm khuyết của khoa-học mà còn bao
quát, gồm thâu cả khoa-học; còn khoa-học thì chẳng bao
gồm được Phật học. Khoa-học chỉ là một bộ phận
của Phật Giáo. Bạn mở Tam Tạng Mười Hai Bộ Kinh ra
thì sẽ thấy môn khoa-học gì cũng nằm trong đó cả.
Những việc mà khoa-học hiện nay không hiểu thấu thì Kinh
Hoa Nghiêm đã trình bày rõ ràng từ lâu rồi!
Hỏi: Trong Tâm Kinh có
câu: "Sắc tức thị không, không tức thị
sắc." Chữ sắc (ẩâ ) ở đây là ám chỉ
sắc đẹp của phái nữ hay phái nam? Hay là ngụ ý gì khác
ngoài sắc đẹp nam nữ? Xin Hòa Thượng khai thị cho.
Ðáp: Sắc đẹp của cả
nam lẫn nữ đều được bao hàm trong chữ sắc ấy.
Trong chân-không thì có diệu-hữu, trong diệu-hữu thì có
chân-không. Bởi chân-không mà chẳng "không" nên
gọi là diệu-hữu; diệu-hữu mà chẳng
"hữu" nên gọi là chân-không!
"Sắc tức thị không"
nghĩa là đừng hướng ra ngoài mà tìm cầu. Sự sung sướng
vốn có sẵn nơi tự tánh của bạn, đâu cần phải bám víu
vào sắc tướng bên ngoài? Bởi nơi cái "không" cũng
có sự an lạc chân chánh, do đó, "sắc" cũng là
"không," mà "không" cũng là "sắc"
vậy!
Sinh
Hoạt
Hỏi: Trong nhà chỉ có
một người học Phật Pháp, vậy làm sao trừ được chướng
ngại để khiến toàn gia theo Phật, bà con họ hàng đều
hưởng được lợi ích của Phật Pháp?
Ðáp: Bạn cứ thành tâm tu
hành thì tự nhiên mọi người sẽ cảm động mà tin theo.
Hỏi: Nếu vợ chồng ly
dị, phải chăng con cái chẳng thể nên người, thành tài
được?
Ðáp: Ðúng vậy! Bạn
chẳng thấy những trẻ em bụi đời, những trẻ em thuộc
loại nan giải của xã hội sao? Lỗi lầm là do cha mẹ không
làm tròn trách nhiệm dạy dỗ con cái. Vì giáo dục gia đình
và giáo dục học đường không được phối hợp, hoàn toàn
thất bại, do đó con em mới hư hỏng. Rồi chúng lại bị
ti vi và máy điện toán (com- puter) khống chế, đoạt mất
tự do của chúng. Xã hội Tây-phương đâu đâu cũng đề
xướng tự do. Song, theo tôi thấy thì đó chỉ là thứ
tự do mù quáng, mê muội và lầm lẫn; một thứ tự do không
có lý trí. Do đó, hoàn toàn chẳng có tự do!
Hỏi: Khi còn nhỏ, tôi bị
cha mẹ đối xử rất tàn tệ. Như vậy họ có xứng đáng
cho tôi hầu hạ hiếu thuận chăng?
Ðáp: "Thương cho roi
cho vọt." Ða số các bậc làm cha mẹ đều mong muốn
con cái mình được nên người, thành tài. Chính vì muốn
bạn trở nên người tốt, cha mẹ bạn mới phải trách
mắng, đối xử khắt khe như thế.
Hỏi: Trong nhà tôi có rất
nhiều gián, kiến. Ðạo Phật dạy không nên sát sanh,
vậy tôi phải giải quyết như thế nào?
Ðáp: Bạn dọn dẹp, quét
tước, lau chùi sạch sẽ, không để dơ dáy, thì tự nhiên
không có gián bay, kiến lại chứ gì!
Hỏi: Theo đạo Phật thì có
nên đốt tiền giấy, vàng mã hay không?
Ðáp: Trước hết, các
bạn nên cảnh giác: Bọn quỷ thật sự cần tiền sao?
Bọn chúng dùng tiền để làm gì? Mua thức ăn, mua áo
quần, mua nhà cao cửa rộng ư? Nếu quỷ mà cần tiền thì
chỉ có bọn quỷ Trung Hoa là có tiền để tiêu xài vì
được người ta đốt tiền giấy cho; còn ở Tây-phương
không có phong tục này thì chẳng lẽ bọn quỷ Tây đều
thành quỷ nghèo hết hay sao?
Ðây rõ ràng là do bọn con
buôn lợi dụng lòng mê tín của những người thiếu
hiểu biết, bày ra chuyện đốt tiền giấy, máy bay giấy,
nhà lầu giấy... để trục lợi. Kỳ thực, tập tục này
chẳng hợp luận lý gì cả, và cũng chẳng phải là Phật
Giáo.
Hỏi: Nếu lỡ để tên
tuổi của mình nơi tà đạo, thì thân tâm có bị ảnh hưởng
gì không?
Ðáp: Tâm của bạn mà chánh,
không có tà vạy gì cả, thì ở đâu cũng chánh. Tâm
của bạn mà tà vạy, thì đâu đâu cũng là chỗ tà.
Hỏi: Ở đời có nhiều
chuyện phải tranh giành mới được. Nay Hòa Thượng dạy
là phải "không tranh, không tham, không cầu,"
vậy xét cho cùng thì phải theo cái nào, bỏ cái nào?
Ðáp: Tới lúc ăn cơm, thì
bạn ăn cơm. Chưa tới lúc để ăn, thì bạn chẳng nên ăn!
Hỏi: Vì sao nhà Phật
nhấn mạnh đến vấn đề quả dục (ít dục
vọng)?
Ðáp: Bạn mà quả dục
thì sẽ tri túc (biết đủ). Hễ bạn tri túc thì
sẽ được thường an lạc. "Thường an
lạc" tức là hết âu lo vậy!
Hỏi: Ðức Phật dùng thái
độ gì khi đối diện với nhân sinh?
Ðáp: Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Hỏi: Tham, Sân, Si
từ đâu mà sinh ra? Do ác nghiệp đời trước hay do đời
này chẳng chịu tu hành mà ra?
Ðáp: Tất cả đều đúng.
Nói tóm lại, bạn trừ được chúng là tốt lắm. Bạn
hỏi gốc gác của chúng, song chẳng chịu trừ chúng thì có
ích gì?
Hỏi: Nếu con người không
"tham" thì xã hội làm sao tiến bộ? Không
"si" thì làm sao có hằng tâm2? Không
"sân" thì làm sao có sức bi phẫn?
Ðáp: Bạn đừng lầm lẫn
nhé! Chấn-tác có nghĩa là làm cho tốt hơn, chứ không
phải là tham lam. Ðó là sự nỗ lực làm việc mà chẳng
có chút vọng tham, vọng cầu. Si là gì? Si
tức là làm những việc ngu si như cờ bạc, chơi xổ số,
đánh lô-tô, v.v... Sân tức là nổi giận. Tất cả
đều là những hành vi ngu si.
Hỏi: Tôi làm việc ở
trại nuôi gà. Nhất thời chưa có cách đổi việc, vậy tôi
phải làm sao để biến trại nuôi gà thành đạo tràng
hầu siêu độ đàn gà đó?
Ðáp: Bạn đang ở thế
"tiến thoái lưỡng nan." Phương pháp tốt nhất là
đừng nuôi gà nữa, mà hãy nuôi người!
Hỏi: Giả sử chúng tôi
bị người ngoài sỉ nhục mà không có cách kháng cự, chúng
tôi bèn áp dụng công phu nhẫn nhục mà nhà Phật chỉ
dạy. Song, dưới cái nhìn của người ngoài thì chúng tôi
bị xem là "có tinh thần như A Q." 3 Vậy
thì chúng tôi phải làm sao?
Ðáp: Các bạn đừng để
cho chuyện bên ngoài làm giao động. Ðừng kể gì đến
"A Q" hay "chẳng phải A Q." Không phải vì
người ta nói thế này thế nọ rồi bạn mới nhẫn
nhục. Bạn cần phải có lập trường, có tông chỉ của
chính mình.
Hỏi: Con cái bất hiếu, đánh
chửi cha mẹ, chúng tôi phải làm sao?
Ðáp: Bị đánh thì chịu
đựng đi thôi! Ai khiến bạn kiếp này sinh ra đứa con
ấy?
Giữa người với người có
một mối quan hệ rất mật thiết. Có lẽ là kiếp trước
bạn đã đánh đập cha mẹ bạn, do đó kiếp này mới
phải chịu quả báo như vậy. Suy nghĩ như thế thì bạn
sẽ giải tỏa được mọi ưu sầu!
Khi nổi tâm muốn
"trả đũa," bạn hãy niệm danh hiệu Ðức Quán
Thế Âm Bồ Tát, thỉnh cầu Ngài dẹp tan oán khí trong lòng
bạn. Song le, bạn phải thật thành tâm mà niệm "Nam-mô
Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam-mô
Quán Thế Âm Bồ Tát..." Thành tâm tất có cảm ứng.
Thiếu nợ nhiều thì phải trả nhiều, thiếu ít thì trả
ít!
Xã
Hội
Nhiều Hoa-kiều ở Canada
tỏ ra lo âu về tương lai. Có người hỏi: "Có phải
xã hội Tây phương đang xuống dốc, sa đọa?"
Ðáp: Thì các bạn hãy nhìn
xem con người trong xã hội sống ra sao. Nếu ai ai cũng ăn
hiền ở lành thì quốc vận sẽ tốt đẹp. Nếu người
dân ai cũng làm chuyện xấu xa thì đất nước ắt sẽ
suy vong.
Hỏi: Làm sao để xã
hội được an ổn, tốt đẹp?
Ðáp: Phải từ nơi việc
giáo dục mà tiến hành. Phải dạy cho con em biết hiếu
thảo với cha mẹ, trung thành với tổ quốc.
Trước những tệ trạng
xã hội như phá thai, đồng tính luyến ái, không kết hôn
mà có con... nhiều người không khỏi đau buồn, ưu tư.
Có kẻ hỏi: "Trong bối cảnh tệ hại như vậy của
xã hội, kẻ làm cha mẹ phải làm sao để giáo dục con
cái và giáo dục chính mình?"
Ðáp: Bạn đưa ra câu
hỏi này thật hay lắm! Xã hội ngày nay tệ hại như
vậy là vì "cha không ra cha, mẹ không ra mẹ."
Họ sinh con đẻ cái không phải vì chú trọng con cái mà
chỉ vì ham vui, thích thú nhục dụcớchỉ biết sanh
chứ không biết dạy! Sau khi kết hôn, nếu thấy không
thích hợp thì liền ly dị; nên kết quả là con cái
phải chịu cảnh thiếu cha, mất mẹ.
Ở Mỹ, luật pháp có quy
định là sau khi cha mẹ ly hôn thì con cái phải luân phiên
ở với cha và mẹ chúng. Do đó, con cái đôi khi một
tuần thì ba ngày ở với cha, bốn ngày về với mẹ. Khi
ở với cha thì chúng nghe cha chỉ trích, nói xấu mẹ; lúc
về với mẹ thì chúng lại nghe mẹ chê trách, nói xấu
cha. Thế nên, kết quả là khiến cho con cái nghĩ rằng
cha mẹ chúng đều xấu cả, và chúng bắt chước xấu
theo luôn. Chẳng có ai quan tâm đến chúng cả, do đó chúng
mới đi hút ma túy, làm việc ác, phá hoại. Con trai thì
bị con gái bỏ rơi, con gái thì bị con trai ruồng rẫy,
nên hai bên đi vào hai hướng cực đoanớtrai và gái đều
học cách đồng tính luyến ái! Ðây chính là thứ hành
vi làm mất nước, diệt chủng, chẳng phải đạo làm người.
Ở Mỹ, tôi cũng đã
từng nói y như vậy. Tất cả đều là do vợ chồng không
tròn bổn phận của vợ chồng, cha mẹ chẳng hoàn thành
bổn phận của cha mẹ! Nếu những bậc làm cha mẹ có
thể noi theo tấm gương sáng của bà mẹ ngài Mạnh-Tử
xưa kia, luôn luôn quan tâm đến con cái, hết lòng dạy
dỗ con cái, thì thế giới tất chẳng có vấn đề gì
cả.
Phá thai là một vấn đề
vô cùng nghiêm trọng. Phá thai là một trong những nhân
tố chính đưa tới tình trạng thế giới hiện nay đầy
những bệnh nan y ngặt nghèo. Những đứa trẻ bị phá
thai mà chết suy nghĩ rằng: "Mày làm tao chết sớm
thì tao cũng không để cho mày được sống yên thân đâu!"
Do đó mà có nhiều chứng bệnh nan y, quái gở như thế
phát sanh.
Hỏi: Trong báo thường có
đăng quảng cáo "cúng dường anh-linh, cô-hồn."
Anh-linh, cô-hồn có thể nhận cúng dường sao?
Ðáp: Không thể nói
"cúng dường" anh-linh, bởi chúng không phải là
Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Nếu nói "cúng dường"
anh-linh tức là rơi vào tà kiến. Phải nói là "siêu
độ" anh-linh mới đúng.
Tuy nhiên, việc siêu độ
rất khó, bởi vì oán cừu đã tạo với lũ anh-linh ấy
rất sâu. Ðó là "nợ máu thì phải trả bằng máu."
Song le, nếu bạn gặp được bậc chân chánh tu hành không
tham lam tiền tài, thì bạn có thể gặp cơ hội siêu độ
bọn chúng.
Hỏi: Ðài Loan xưa kia
nguyên là một xã hội rất tốt đẹp, đàng hoàng. Ngày
nay, người ta bị mê hoặc bởi chuyện đánh lô-tô, mua
cổ phiếu, chơi cờ bạc... khiến cho xã hội Ðài Loan
ai ai cũng theo "chủ nghĩa thờ tiền." Vậy Ðài
Loan phải làm gì để cải thiện hiện tượng đó?
Ðáp: Mọi người nên
học cách "ngu ngốc" một tí! Bởi vì thú cờ
bạc, đánh lô-tô, chơi cổ phiếu... là của những kẻ
quá sức "thông minh," họ muốn không cần làm
lụng mà vẫn có thể thu hoạch, không cần canh tác mà
vẫn có thể trúng mùa, thâu hoa lợi. Ðó là phong khí ngược
đời!
Hỏi: Có pháp môn gì, phương
tiện gì để khuyên giải những kẻ chuyên lấy việc
giết gà giết vịt làm kế sinh nhai?
Ðáp: Phàm lẽ, hễ xưa
trót tạo tội, nay đã biết lỗi lầm thì phải lo sửa
đổi, không nên tái phạm. Có câu rằng:
Có tội mà biết sửa,
Tội liền biến thành
không.
Chư Bồ-tát không thấy
chúng sanh có tội lỗi. Chính mình phải tự nguyện thọ
trì Giới Luật. Chư Phật và chư Bồ-tát tuyệt đối
chẳng bao giờ bày mưu thiết kế gây hại cho chúng sanh,
làm chúng ta đọa địa ngục cả. Khi xưa nếu bạn đã
phạm Ngũ Giới, nay đừng tái phạm nữa là đủ:
Những việc mình làm
từ xưa,
Xem như đã chết theo ngày
hôm qua.
Giờ đây những việc mình
làm,
Thuộc về đời mới
kể từ hôm nay!
Có người giải thích
chữ nhục ( ), nghĩa là thịt, như sau:
Chính chúng sanh lại ăn
thịt chúng sanh,
Ngẫm ra cho kỹ là người
ăn người !
Tại sao nhất định
phải dựa vào việc sát sanh để duy trì sự sống của
mình chứ?
Có một cô tín đồ rất
dũng cảm đã đứng lên mà thừa nhận ngay giữa thính
chúng rằng: "Tôi là một hung thủ, phạm pháp đã chín
năm rồi. Giờ đây, cảm thấy một cách sâu sắc rằng
tội mình quá nặng nên tôi muốn tu hành. Song, làm sao để
tiêu trừ nghiệp chướng?"
Ðáp: Tội nặng thì cô
cần phải sanh lòng đại tàm quý (hổ thẹn) mà sám
hối trước chư Phật; bởi:
Tội lỗi tựa như sương
băng,
Mặt trời là Phật
chiếu tan sạch sành!
Cô ta hỏi tiếp:
"Tội lỗi của tôi quá sức nặng nề, vậy phải làm
thế nào để mau được tiêu trừ?"
Ðáp: Ðảnh lễ chư
Phật, tội diệt như số cát Sông Hằng. Song le, cô cần
phải thành tâm mà sám hối.
Hỏi: Nghe nói đạo Phật
dạy rằng việc phá thai là sai lầm, song vì tôi không
biết nên trước kia có lỡ phá thai. Vậy sau này phải làm
gì để chuộc lại lỗi lầm đã tạo?
Ðáp: Lỗi lầm mà có
thể hối cải, không tái phạm, thì thật là không còn gì
lành hơn!
Tội lỗi dẫu lớn tày
trời,
Nếu biết sám hối
tội thời tiêu tan!
Tu Hành
Hỏi: Người xuất-gia và
tại-gia tu hành có gì khác biệt?
Ðáp: Người xuất-gia thì
làm quyến thuộc của Phật. Kẻ tại-gia thì chưa chính
thức gia nhập vào dòng họ của Phật. Người tại-gia cũng
không có quy củ nghiêm ngặt lắm, như là vẫn được phép
kết hôn. Người xuất-gia thì phải sống độc thân,
"thanh tâm quả dục, đoạn dục khử ái."
Hỏi: Người tại-gia thì làm
sao tu hành? Có phương pháp tu hành nào tốt nhất đối
với chúng tôi, những kẻ phải lo tìm thì giờ để tu
tập trong cuộc sống quá bận rộn này chăng?
Ðáp: Phương pháp tốt
nhất là đừng nên nóng giận, đừng cãi lẫy với chính
mình, trong lòng đừng khởi chiến tranh. Không nên ngoài
mặt thì tu hành mà trong lòng lại chẳng như vậy, cứ luôn
cãi vã ở trong tâm.
Hỏi: Ðức Khổng-Tử có
3.000 học trò; trong số đó có 72 vị tinh thông lục
nghệ. Trong xã hội hiện tại, phải như thế nào mới đáng
gọi là "con người hoàn toàn?"
Ðáp:
"Có đức mới có phú
quý thật,
Không đức thì là thứ nghèo
hèn."
Nền tảng của "con người
toàn thiện" là ở sự thực hành Ngũ Giới ớKhông
sát sanh, Không trộm cắp, Không tà dâm, Không nói dối, Không
rượu chè, hút xách.
Hỏi: Người tại-gia cũng
có thể trở thành "con người toàn thiện" sao?
Ðáp: Bất luận là
tại-gia hay xuất-gia, ai ai cũng có thể tu hành thành bậc
toàn thiện được cả!
Hỏi: Tu Pháp Nhập-thế
và Pháp Xuất-thế cần phải có thứ tự như thế nào?
Ðáp: Ðạo làm người
phải viên mãn rồi thì mới có thể thành tựu đạo làm
Phậtớcác bạn không thể đốt giai đoạn được. Ðạo
làm người còn dở dang, thì cũng như xây nhà mà nền móng
không kiên cố, vững chắcớrất khó mà tu thành Phật Ðạo!

Trở về
trang nhà | Về đầu trang
|