Cẩm
Nang Tu Ðạo
Hòa
Thượng Quảng Khâm

Hòa Thượng
Quảng Khâm
B. Ngã
Mạn
Không nên học tánh cứng đầu, cố chấp.
Không nên có ngã-chấp (luôn nghĩ tới cái "ta", luôn
cho rằng "ta" đúng). Có ngã-chấp thì trí huệ không khai mở. Ðùng
nên sanh lòng cống cao ngã mạn bởi vì nó chướng ngại đường Ðạo.
Không dẹp sạch ý niệm về "ta" và "người"
(nhân-ngã tướng), thì không cách gì giải thoát. Sư-Phụ vốn dạy mình
Pháp-môn Giải-thoát; Ngài nói Pháp không phải để thu nhập nhân tài.
Nếu kẻ có tài năng song không khéo tu hành, do đó cứ nghĩ
lăng xăng, tính toán việc này việc nọ. Tu hành là tu ở sắc, thanh, hương,
vị, xúc, pháp; là mặc áo thô, ăn cơm đạm, coi thử bạn có khả năng tu
luyện để đầu óc được thanh tịnh hay chăng.
C.
Thiện ít. Ác nhiều
Trong tâm, thế lực xấu ác thì mạnh còn khuynh hướng tốt thì
yếu.
Thế tốt thì nói: "Tôi là tốt lắm đây"; thế xấu thì nói:
"Tôi là tốt nhất đây!" Tư tưởng xấu ác luôn đứng đầu, lấn át
tư tưởng thiện; nên thiện chung cuộc bị ác đè bẹp. Ðó là điều không
tốt.
Từ thuở vô thủy đến nay, do ý niệm thiện trong lòng ta ít
ỏi còn ý niệm xấu ác lại nhiều, nên tự-tánh trong sạch (Phật-tánh) bị che
phủ, không xuất hiện được. Bởi vì niệm ác tích lũy ấy mà ta cứ khởi vọng
niệm, thích ngủ, thích hưởng thụ... mà không cách gì đề kháng đặng. Ðó
chính là nghiệp chướng; do đó mình phải tu để chế phục nó. Nếu không, dù
bạn đi đây đi đó nghe giảng, bạn chỉ là nghe vô một đống mà phiền não
thì vẫn đầy dẫy, chẳng chỗ nào thông đạt!
Khi nghiệp chướng tới thì phiền não khởi. Khi không chánh
niệm thì tà niệm khởi.
Lúc ấy, bạn thấy người nào cũng không hợp nhãn; thấy việc gì cũng chẳng
vừa lòng. Có kẻ vì vậy mà muốn rời bỏ chùa; hoặc có kẻ cảm thấy không có
ý vị gì nên muốn hoàn tục. Thật ra, không cần biết bạn có lý hay vô lý,
hễ bạn khởi phiền não là bạn đã sai lầm rồi đó!
Không sợ hãi thì tâm mới an định. Khi tâm sợ hãi thì không
thể an định.
Sợ hãi là tâm lý chỉ cho mình cảm nhận thôi, kẻ khác không cảm thấy như
mình; do đó, chỉ có mình là bất lợi. Khi mình không tự chủ thì mới sợ. Sợ
quá, sợ hoài, thì sanh phiền não. Khi ấy, tâm không an định thì sẽ chẳng
còn Ðạo tâm tu hành nữa!

Trở về
trang nhà
|