|
|
Học Phật Vấn Đáp (Trích Từ Xuân Nhật Liên Hoa của HT Tuyên Hóa)
Hỏi:
Thế
nào là Phật Pháp? Ðáp:
Phật Pháp tức là
thế gian pháp, nhưng là thứ pháp người đời không muốn
thực hành. Người đời suốt ngày bận rộn, lục đục,
bôn ba, nếu nguyên do chẳng phải là lòng ích kỷ thì cũng
là vì muốn bảo toàn sanh mạng, tài sản, cuộc sống.
Phật Pháp không vì ích kỷ riêng tư mà hoàn toàn vì công
ích, lợi lạc thế nhân. Vì vậy người học Phật Pháp
thì làm gì, nói gì cũng vì người khác. Phải coi nhẹ chính
mình, quên mình vì người, và không làm ai sanh phiền não
khổ đau. Ðó chính là Phật Pháp. Hỏi:
Phật
Pháp không rời thế gian pháp, Làm sao áp dụng phật Pháp
vào đời sống hằng ngày một cách viên mãn nhất? Ðáp:
Ðừng
tranh giành,
Ðừng tham lam,
Ðừng truy cầu,
Ðừng ích kỷ,
Ðừng tự lợi,
Ðừng dối trá. Hỏi:
"Sắc
tức thị không . Không tức thị sắc." Chúng tôi không
hiểu đặng xin Hòa Thượng chỉ điểm phá mê. Ðáp:
Sanh cũng ở nơi
sắc Chết cũng nơi sắc*. Chỉ có vậy thôi. Nếu bạn không
nhìn thông, thấy suốt thì bạn cũng sẽ sinh nơi sắc,
rồi chết cũng nơi sắc. Hỏi:
Thế
nào là vô minh? Ðáp:
Nói giản dị là
hắm ám, chẳng hiểu biết. Bởi chẳng hiểu biết chân lý,
do đó khóa chặt
cửa lòng lại, chẳng có cách chi đặng ngộ! Hỏi:
Thế
nào là Chánh Pháp trụ thế? Ðáp:
Bạn chân thật
tu hành không ham hư danh, không thích tài lợi, chẳng mong cúng
dường. Như vậy tức là Chánh Pháp trụ thế. Hỏi:
Phật
tánh xưa nay gốc thanh tịnh, vậy vô minh tư đâu ra? Ðáp:
Vô minh tức là
do ái tình mà ra. Vô mình tức là tên khác của ngu si. Hỏi:
Khổng
tử có 3 ngàn học trò, trong đó có 72 vị thông suốt
lục nghệ. Trong xã hội hiện tại, thế nào mới đáng
gọi là một người hoàn toàn? Ðáp:
"Có
đức mới có phú quý thật.
Không đức là thứ nghèo hèn." Nền
tảng của người toàn thiện là do thực hành ngũ giới:
không sát, không trộm, không tà dâm, không nói dối, không
rượu chè. Hỏi:
Trong
nhà chỉ có một người học Phật Pháp, làm sao trừ đặng
chướng ngại khiến toàn gia theo, bà con họ hàng đều
được đặng hưởng pháp ích? Ðáp:
Bạn cứ kiền thành tu hành thì tự nhiên mọi người sẽ
cảm động tin theo _____________ *Sắc
ở đây có nghĩa là sắc dục, sắc đẹp, hình sắc.
|