Sơ
Cơ Tập Thiền (I) Hòa
Thượng Tuyên Hóa Tiếng
Hán, ngồi thiền là “đả tọa”. Tọa là ngồi,
còn đả nghĩa là đánh. Ngồi chịu đòn, chịu đánh. Song
ai đánh ai đây? Bạn tự đánh bạn đấy! Thế nghĩa là
lý gì? Đa số người
khi bắt đầu tập ngồi, họ không thực hành một
cách thành thật, hễ ngồi vào thì thân nghiêng qua vẹo
lại, đầu chúi tới gật
lui, loay hoay nhúc nhích hoài mà không an định được.
Tóm lại, họ ngồi không yên định được. Tuy vậy, chính
cái chỗ, chính cái lúc không an định này mình phải làm
chủ: đó gọi là định. Thân không muốn định, mình phải
quản thúc, kiềm chế nó, cũng giống như “đập”
nó vậy. Do đó gọi là "đả tọa”. Bạn cũng không
để tâm ngó ra ngoài. Mỗi khi ý niệm chạy rong bạn phải
lập tức kéo nó về
lại, khiến cho tâm mình không chạy ra ngoài. Bạn sẽ cảm
giác cái việc “kéo lại” này đau khổ thật chẳng
khác gì sự khổ sở của kẻ bị đánh vậy. Do đó gọi
là "đả tọa”. Vì vậy, việc tiên quyết của kẻ sơ cơ tập thiền là phải chịu khổ. Cái khổ này không thật là khó nhẫn, cũng chẳng có chi là to lớn lắm đâu, chỉ là đau chân, mỏi lưng, nhức xương vậy thôi. Do thế chữ "đả tọa” không phải là thứ ngọt ngào dễ nuốt đâu. Song, nếu bạn không “đả tọa” thì vĩnh viễn bạn chẳng gặt hái được thứ gì ngọt ngào. Do đó cổ nhân nói: "Chẳng
chịu một phen lạnh thấu xương Sao
đặng hoa mai thơm ngát hương?” Ở
Mỹ ai cũng chủ trương tự do. Con nít tự do phát triển, chẳng
ai phiền kỷ luật dân dạy chúng. Đó là một quan niệm lầm
lẫn về tự do. Trẻ em nếu không dạy dỗ thì sẽ vô quy tắc,
vô lễ độ. Đương nhiên có những em phát triển đúng
theo đường hướng tốt
đẹp thánh thiện.
Song đại đa số trẻ em đều trưởng thành theo khuynh hướng
hạ lưu, xấu xa (mà xã hội làm bối cảnh). Thậm chí
có trẻ em trở nên du đảng, giết người, đốt nhà, cướp
của, buôn bán thuốc phiện, không có chuyện gì mà chúng
chẳng thể làm. Đó âu cũng là lầm lẫn và lạm dụng
hai chữ “tự do”. Nhiều phụ huynh biết sanh con đẻ cái, song chẳng biết giáo dục cho con cái đúng đắn. Việc này thật chẳng khác gì trồng cây. Khi cây non đâm cành, nẩy nhánh tứ phía loạn xạ, mà mình không xén, không tỉa chúng thì tương lai cây sẽ chẳng phát triển tốt đẹp đặng. Rốt cuộc cây cũng chỉ đáng dùng làm củi chụm mà thôi. Song le nếu biết tỉa, chẳng lo cây ngay từ lúc còn non nớt thì cây sẽ lớn mạnh, cao thẳng tốt tươi, vòi vọi. Lúc ấy ta có thể dùng cây để làm nhiều chuyện hữu ích: làm đà, làm trụ, xây nhà, xây cửa. Do đó, đã có con cái, phận làm cha mẹ phải dạy dỗ chúng con đường chính. Dẫn dắt chúng hướng về nẻo lành, nếu không phụ huynh thật không tròn trách nhiệm của mình vậy. Việc dạy dỗ con cái ra sao thì việc tọa thiền cũng hệt như vậy. Mọi người trong ta đều có một trẻ con phải dạy dỗ; đó là “tâm” của mình. Tâm (chỉ vọng tâm) thì cũng giống như đứa con nít, vô cùng non nớt, ấu trĩ. Do đó nó thì lúc muốn lên trời, lúc lại xuống đất; khi thì nghĩ thiện, khi thì tưởng ác. Chỗ dụng công của việc ngồi thiền chính là ngay đó: Ngay
lúc ta chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác chính là chỗ ta
phải đem vọng tâm, cuồng tưởng, tạp niệm thu hồi trở
lại. Song làm sao thu hồi? Đây, 1.
Đừng tranh: lòng tranh giành, tranh cãi, đấu
tranh, là lòng sân hận ai cũng có. Tuy chẳng ai miễn được,
song le mình phải giảm thiểu tối đa. 2.
Đừng tham: không nên tham lam tiền của vật chất,
tham lam sắc dục. Một khi tham lam mê mẫn rồi thì chẳng
khi nào mình tỉnh ngộ. 3. Đừng cầu: chẳng nên tìm cầu, đòi hỏi, truy đuổi theo những thứ bên ngoài. Càng không nên mong mỏi những thứ bên ngoài. Càng không nên mong mỏi những thứ chẳng thuộc về mình. 4.
Đừng ích kỷ:
Lòng ích kỷ là gốc của mọi phiền toái, mọi lôi thôi rắc
rối. Nếu mọi người chẳng ai ích kỷ thì thiên hạ sẽ thái bình,
chiến tranh tai nạn chấm dứt.
Người tu càng
không nên ích kỷ. Tuy bạn chẳng thể lập tức
trừ đoạn nó ngay, nhưng phải hết mình ra sức
mà khử nó. 5.
Đừng tự làm lợi mình:
A! Ngồi thiền chẳng phải là tự lợi sao? Có thể là tự
lợi nhưng cũng là lợi tha. Nếu bạn làm tấm gương tốt
thì sẽ ảnh hưởng kẻ khác cũng trở thành tốt. Vì sao
thế giới không tốt? Bởi vì cá nhân mình không tốt. Nếu
cá nhân mình tốt thì mọi người chịu ảnh hưởng, ai
cũng sẽ tốt. 6.
Đừng dối trá:
lúc nào bạn cũng nên chân thật và thành ý. Bạn không muốn
lừa ai, cũng không muốn tự lừa mình. Chẳng nên nói dối
ai, mà cũng chớ tự nói dối. Sáu
điều trên là điều kiện tiên quyết cho việc tọa thiền.
Bạn cần thấu triệt chúng, ngay trước khi co chân xếp bằng.
|