|
Vạn
Sự, Nhẫn Là Quý Hòa
Thượng Tuyên Hoá Mật
quyết cho người
tu: ăn ít. Vì sao? Bởi
vì ăn ít thì dục niệm sẽ ít. Ít dục niệm
tức là sẽ tri túc. Hễ biết tri túc thì thường
an lạc. Hễ thường
an lạc thì không sanh phiền não. Chẳng có phiền
não thì sẽ sinh Bồ Đề. Có Bồ Đề là đắc
giải thoát. Được giải thoát thì có thể nhậm vận
tự tại, tự tại sống và chết, tự tại sanh khởi
trí huệ.
Tự tại đối với
mọi chuyện. Đây là con đường
mà người tu nào cũng phải bước
qua. Cho nên các bạn hãy nỗ lực. Người
tu cần phải luôn nhẫn nại. Đối với bất kỳ chuyện
gì lại thử thách, lại khảo thì phải dùng lòng nhẫn
nhục mà hứng chịu. Cắn răng chịu đựng, sóng gió
ngừng lại thì tự nhiên sẽ yên ổn. Công việc được giao cho làm, nếu mình chẳng thích, cũng cứ nhẫn nại làm đi. Lâu lâu, công việc làm quen rồi thì mình sẽ cảm thấy tự nhiên, chẳng có chi phải khó chịu. Nói tóm, bất luận là việc gì, mình phải hết lòng mà làm. Chớ sanh tâm biếng nhác, hoặc chỉ làm lấy lệ. Nếu mình có thái độ: “Ngày
nào còn khoác áo tu, Thì
còn gõ mõ đánh chuông cho chùa.” thì mình đi ngược lại với đạo rồi đó; mình là kẻ mà cậy Phật để kiếm áo mặc, nhờ Phật mà tìm miếng ăn. Phí thời giờ, nhất định chẳng ra chi. Cả
đời tôi, lấy
hai chữ “Nhẫn Nại” làm gương soi. Bất cứ
gặp hoàn cảnh nào tôi cũng không đầu hàng, chỉ đem
lòng nhẫn nại. Khi tôi ở Mãn Châu, nóng lạnh gì tôi
cũng nhẫn nại. Vào lúc khí hậu lạnh cực độ, tôi
cũng chẳng mang giầy dép gì, cứ đi chân không trên
tuyết. Đến độ chân lạnh cóng đau buốt nhưng tôi
vẫn nhẫn, do đó chẳng cảm thấy đau gì cả. Vào
lúc nhiệt độ lên cao, nóng đến nổi đau đầu hoa
mắt váng; đi ngoài đường,
trời xoay đất chuyển. Người
thường chắc
chắn phát cuồng. Song tôi không thấy quan trọng
đến thế. Sau khi ngồi nghỉ một lúc tôi lại khôi
phục như thường.
Cho nên “nhẫn nại”, Hai chữ này là pháp
bảo mà tôi dùng nó để khắc phục mọi gian nan,
chịu nóng chịu lạnh, nhẫn mưa nhẫn gió, nhịn đói,
nhịn khát. Nhẫn nại mọi thứ mà chẳng đầu
hàng. Sau
khi xuất gia rồi, tôi càng dốc lòng tu hạnh nhẫn
nhục. Khi có người
chửi rủa, tôi coi như chẳng nghe thấy, hoặc coi
đó như là lời ca
hát, do đó nên bình an vô sự. Có kẻ đánh tôi
song tôi tuyệt đối không trả đũa, chỉ đem tấm
lòng hòa hoãn, thái độ bình lặng lại tiếp nhận.
Tôi cũng nhẫn nại đi tụng kinh hai thời
công phu sáng chiều. Sớm
tinh sương, dù đang ngủ ngon hễ nghe đánh bảng
thì tôi lập tức
thức dậy, súc miệng rửa
mặt, lên điện đứng chờ. Lúc nào tôi cũng đến
trước 5 phút, chẳng bao giờ trễ. Từ khi bắt đầu
xuất gia cho đến nay, chuyện gì tôi cũng dùng lòng
nhẫn nại để hành sự. Khi tôi đi tham phỏng học
hỏi bên ngoài, chưa bao giờ tôi đi trễ, dù chỉ một
phút, tất cả các công khóa như công phu sáng chiều,
nghe kinh thuyết pháp, v.v…Đó là quá khứ của tôi,
là kinh nghiệm bản thân, nay nói lại cho quý vị biết. Muốn
tu hành cho chân chính thì các vị chẳng thể biếng
nhác. Khi làm việc, chỉ sợ là mình chậm trễ, đi
sau kẻ khác. Làm việc, không thể thiếu lòng nhẫn
nại. Việc khó nhịn phải ráng nhịn; chuyện khó
chịu đựng phải cố chịu đựng cho cùng. Nhẫn
nhục hết mọi thứ: Đó là kim chỉ nam của người
tu vậy. Huống hồ chúng ta chỉ là kẻ đang học tu, tập
tu thì mình càng phải nhẫn nhục hơn nữa. Dù phải
nhẫn nhục đến chỗ chẳng cách gì nhẫn thêm nữa,
mình vẫn tiếp tục nhẫn! Nhịn
một chút, gió yên sóng bặt. Lùi
một bước,biển lặng
trời trọng. Chẳng
thể tùy tiện nổi giận, bạ đâu giận đó. Phải
biết lửa vô minh
(lửa giận) hay đốt sạch rừng
công đức. Đây là danh ngôn rất chí lý, cũng
là lời đầy
kinh nghiệm. Các vị hãy nhớ lấy, chớ khơi lửa
giận hờn. Các
vị chẳng nên tùy tiện nổi nóng: Đừng nên có
thái độ lúc nào cũng cho cái này không đúng, chê
cái kia là sai; thấy cái gì cũng không hạp mắt;
nhìn cả bầu trời không thứ gì vừa ý mình. Nếu
các vị lùi lại một bước, nghĩ rằng: “Nhẫn!
Nhẫn”, thì mọi sự sẽ êm đẹp, tất cả phiền
toái đều tiêu dung. Chúng
ta là kẻ tu, mình phải chân thật mà hành sự. Không
được làm biếng cũng không thể buông lung, mà phải
nghiêm cẩn giữ quy cũ của đạo tràng. Nhưng không
phải ngày ngày đi nghe kinh không hề vắng mặt là đủ,
còn những việc khác thì bê bối. Suy nghĩ như vậy
không thể chấp nhận được. Đi
cúng ngọ, đi tụng công phu sáng, công phu chiều hay đi
tham gia nghi lễ, các bạn phải mau tới đại điện cho
sớm, chớ trễ. Vậy thì tương lai quả báo mới viên
mãn; còn không, cứ trễ nãi như vậy hoài thì đến
lúc thời cơ để khai ngộ, các bạn sẽ vuột mất.
Cho nên làm việc trễ nãi thì công đức không thể
viên mãn. Kẻ
tu đừng nên tự mình biện hộ, cứ cho rằng mình
là phải. Tất cả mọi sự: “Như
thị nhân, như thị quả” Trồng nhân tốt thì được quả tốt; trồng nhân ác thì gặt quả ác. Đó là định luật của trời đất. Cho nên nếu nhân trồng viên mãn thì quả trổ tròn đầy. Trồng loại nhân nào thì gặt loại quả đó. Đó là điều mà mình phải hiểu cho thật thấu đáo, chẳng thể coi nó như gió thổi qua tai.
|