English | Vietnamese

 

Tối Chủ Nhật, ngày 15 tháng Mười, năm 1972

Về Tìm Kiếm Một Nơi “Thắng Địa” (1)

Hòa Thượng Tuyên Hóa

 

 

Thứ Sáu vừa qua lúc nửa đêm, một số người trong chúng tôi đi một chuyến đi. Không phải là kỳ nghỉ lễ hoặc chuyến đi chơi; chúng tôi ra ngoài để tìm kiếm một nơi "thắng địa" cho Phật giáo. [Xem Kinh Lục Tổ, BTTS, 2002, trang 47. Bậc Tam Tạng Pháp Sư từ Ấn Độ sử dụng thuật ngữ "thắng địa" để miêu tả khu vực nơi Tu Viện NamHoa sau đó được thành lập.] Một vài năm trước đây chúng tôi tìm được một nơi tại Linh Sơn (Magic Mountain) với giá mua rẻ, nhưng hai Sư Cô của chúng tôi đến đó và tuyên bố nơi đây không đủ tiêu chuẩn "thắng địa". Vì vậy, chúng tôi vẫn tìm kiếm một nơi "thắng địa" - một nơi có thể đào tạo các bậc thánh nhân. Rất tiếc là chưa có vị Tam tạng pháp sư nào đến xứ này. Chưa có ai tiên đoán đại khái là 170 năm về sau sẽ có một vị Bồ tát bằng xương bằng thịt sẽ truyền bá Pháp nơi đây. [Lời của Ban Biên Tập: Xem Kinh Lục Tổ, BTTS, 2002 trang 42. Sự tiên đoán này do cùng vị Tam Tạng Pháp Sư từ Ấn Độ khi ngài đến Quang Hiếu Tự ở Tỉnh Quảng Đông- Tu Viện nơi Lục Tổ xuất gia và thọ giới.] (1)

Phật giáo chỉ mới bắt đầu ở nước này. Có rất nhiều nơi "thắng địa" tại quốc gia này, chỉ vì chưa có ai tìm kiếm chúng. Đó là lý do tại sao chúng tôi ra đi lúc nửa đêm, tìm kiếm một nơi "thắng địa". Toàn bộ quốc gia này thì tuyệt vời - rất linh nghiệm; tuy nhiên, con người chưa xuất chúng. Có câu nói của Trung Hoa, "Nơi đâu có anh tài, nơi đó là thắng địa." Khi con người tài đức và quả cảm, quê hương xứ sở sẽ tốt lành. Khi người là thánh, bất cứ nơi nào họ đến sẽ trở thành nơi "thắng địa".

Nơi đó gần Linh Sơn (Magic Mountain) mà chúng tôi tìm thấy vài năm trước đây cơ bản là nơi "thắng địa", nhưng chúng tôi không phải là thánh nên không nhận ra như thế. Chuyến đi nửa đêm của chúng tôi lần này chắc chắn không phải là kỳ nghỉ. Tôi nói rõ cho quý vị biết: không có kỳ nghỉ cho chúng ta ở đời này! Tại sao không? Chỉ vì trước kia chúng ta nghỉ nên bây giờ không đạt đến quả vị Phật. Nhận ra sự sai lầm và biết rằng "vui chơi" không phải hoàn toàn là vui, bốn người chúng tôi - ba đệ tử nam và tôi - ra ngoài lúc nửa đêm.

Trong lúc ra khỏi cửa, tôi nói với một trong ba đệ tử, "Ta ra lệnh cho con - đừng để cho mưa ngày hôm nay. Nếu trời mưa, ta sẽ không từ bi. Khi trở về, con phải quỳ suốt 49 ngày tại Tu Viện Kim Sơn, không được phép ăn, sử dụng nhà vệ sinh, đứng lên, hoặc ngủ." Tệ nhất là  không được phép ngủ, bởi vì một trong những đệ tử này, không ngủ thì tương đương với bản án tử hình. Anh không thể tiếp tục nếu chưa được ngủ. Tôi thường nhìn thấy anh ta trong định ngủ.

Lệnh tôi đưa ra làm anh sợ hãi nên đã chấp nhận một cách ngoan ngoãn. Cuối cùng, thực sự không mưa. Mưa sẽ làm cản trở không thể đi đến nơi. Đó là lý do tại sao tôi phải đe dọa một đệ tử khờ khạo, là cách gián tiếp làm thần mưa sợ mà nghĩ rằng, "Tốt hơn hết chúng ta  không để cho mưa, bằng không sẽ làm đệ tử đó gặp rắc rối lớn." Thần mưa cảm thấy tội nghiệp cho đệ tử của tôi! Họ không sợ gì tôi; chỉ sợ đệ tử tội nghiệp của tôi bị đau khổ, cho nên họ không để cho mưa.

Giữa trưa, tôi nói với anh, "Sáng nay không mưa, do đó công lao của con là xong. Nếu trời mưa vào buổi chiều, con không phải quỳ khi chúng ta trở về lại." Sau đó tôi cho hai đệ tử kia biết: "Nếu mưa vào buổi chiều, không liên quan gì đến đệ tử này."

Khi chúng tôi trở lại, đệ tử của tôi lan truyền những tin vui, thông báo cho tất cả mọi người: "Nơi đó chắc chắn là nơi "thắng địa". [Phong thủy, "gió và nước" thì tốt,  nước mưa cũng thế [cách nói đùa trong phong thủy] "Tại sao họ nghĩ như thế? Hồ nơi đó được gọi là Hồ Trường Nhĩ (Hồ Tai Dài). Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma lần đầu tiên đến Trung Hoa, ngài đến Hùng Nhĩ Sơn (Núi Tai Gấu) và chín năm ngồi trong thiền định. Đúng, nơi này có thể hoặc không thể được bằng với Hùng Nhĩ Sơn. Chúng ta cứ đi xem và sau đó quyết định. Tôi chưa biết loại hồ gì - có lẽ nó là hồ nhân nhĩ (hồ tai người) hay hồ cẩu nhĩ (hồ tai chó); không chắc chắn. Và núi ấy tên gọi là gì?   Kim Sơn!  Dường như có ý rằng nơi này dành cho chúng ta tại Tu Viện Kim Sơn. Vị trí thì tốt hơn "Cựu Kim Sơn (Kim Sơn Cũ)" [Ghi chú của chủ bút: tên tiếng Hoa cho San Francisco]; phong thủy của nó thì tuyệt vời. Vì vậy trưa ngày mai, chúng tôi ra ngoài một lần nữa. Lần này, chúng tôi cho một nữ cư sĩ tháp tùng theo. Nếu không tối mai cô sẽ không ngủ được. Cô lo cho chúng tôi trên đường đi. Cô sẽ dành thời gian và năng lực của mình để dự đoán loại ma quỷ nào mà sư phụ cô có thể điều phục. Tuy nhiên, tôi nhắc lại: Các chuyến đi này không phải là kỳ nghỉ.

 

Timely Teachings, trang 120 - 122.  

Ghi chú:

        (1) Kinh Pháp Bảo Đàn (Kinh Lục Tổ) http://www.dharmasite.net/KinhPhapBaoDanLuocGiang_PhanLuocTu.htm

Nguyên nơi đạo tràng Bảo Lâm, khi trước cũng có Tam Tạng Ðại sư Trí Dược ở Tây Thiên Trúc, từ Nam Hải qua cửa Tào Khê, lấy tay bụm nước uống, nghe mùi thơm ngọt, thì lấy làm lạ, bèn kêu môn nhơn mà bảo rằng: "Nước ở đây không khác gì bên Tây Thiên Trúc, trên nguồn khe chắc có thắng địa, lập Lan-nhã được." Sư lần theo dòng nước lên tới nguồn khe, nhìn quanh bốn phương, non nước xây vòng, đầu non chân giụm, xinh đẹp lạ thường... Sư khen rằng: "Cảnh núi nầy rõ ràng giống như cảnh núi Bảo Lâm ở Tây Thiên Trúc."

Sư kêu dân làng Tào Hầu mà bảo rằng: "Nơi núi nầy nên lập một cảnh chùa, sau đây một trăm bảy mươi năm, sẽ có một vị Vô Thượng Pháp Bảo diễn hóa tại chỗ nầy, số người đắc đạo nhiều như cây rừng, vậy nên đặt hiệu chùa là Bảo Lâm."

Thuở ấy có quan Châu mục tỉnh Thiều Châu, tên là Hầu Kỉnh Trung, lấy những lời ấy mà làm biểu dâng vua, vua nhận lời xin, lại ban cho một tấm biểu hiệu là Bảo Lâm. Thế mới thành một cảnh chùa Phật. Ấy là một ngôi chùa có trước hết đời nhà Lương, niên hiệu Thiên Giám, năm thứ ba.