Sai Một Chút Thì Tu Tập Không
Có Cảm Ứng
Trích dịch
từ bài giảng Kinh Hoa Nghiêm
của Hòa Thượng Tuyên Hóa, Phẩm
Phẩm Thăng Tu Di Sơn
Ðảnh

Nhiều người tu tập đã nhiều năm, nhưng
vẫn chưa thành tựu được nhiều. Tại sao vậy? Đó là bởi vì lúc chúng ta lạy
Phật, chúng ta không làm như mình đang lạy Phật, và khi chúng ta niệm danh
hiệu Phật, thì chúng ta không như đang niệm Phật. Hành động của chúng ta
luôn bị chút ô nhiễm. Ví dụ như khi chúng ta đang tụng kinh, chúng ta không
nên bị chi phối bởi bất cứ những gì xảy ra chung quanh mình. Nếu có
tiếng gõ cửa, chúng ta không nên quay lại nhìn để xem ai đến.
Hoặc
chúng ta cũng
không nên nhìn coi là ai đang bước xuống lầu. Làm như vậy là đã bị chuyển
bởi âm thanh. Chính vì chúng ta chưa bỏ được những thói quen xấu này nên
chúng ta không được
một
sự
cảm ứng nào khi tụng kinh. Nếu tiếng chuông cửa reo lên,
người giữ cửa sẽ lo chuyện đó. Những người đang tụng kinh không cần phải để
ý đến chuyện mở cửa.
Khi niệm danh hiệu Phật, quý vị phải tập
trung tâm trí. Cho dù có bất cứ âm thanh gì chung quanh mình, quý vị đều không
nên để ý nghe. Quý vị chỉ nên nhận biết được âm thanh của tiếng niệm danh
hiệu Phật mà thôi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quý vị giống như là
một khúc gỗ vô tri vô giác hoặc là đống đất không biết gì cả. Mặc dù quý vị
nhận biết, quý vị chỉ nên để ý đến âm thanh niệm hồng danh Phật, và đừng bận
tâm đến những việc không phải của quý vị.
Khi quý vị lạy Phật, quý vị cũng phải
tập trung tâm trí và phải rất thành tâm. Phật đang ở trước mặt của quý vị;
quý vị không nên nghĩ rằng việc lễ lạy có thể làm qua loa, hay nghĩ đó chỉ
là một nghi lễ. Hoàn toàn không phải như vậy. Khi đầu quý vị cúi xuống chạm
tấm đệm khi lễ lạy, quý vị không nên quay đầu qua một bên để nhìn những
người khác. Quý vị không nên nhìn bên trái hay bên phải, bởi vì như vậy là
thiếu sự tôn kính đối với Phật. Mỗi một người trong quý vị nên suy nghĩ thật
kỹ: khi quý vị lạy Phật, quý vị vẫn chưa chịu buông bỏ xuống hết mà cứ nhìn
quanh thì quý vị đang lạy vị Phật nào? Khi quý vị đang tụng kinh hoặc niệm
danh hiệu Phật, nếu quý vị không cần đi vệ sinh thì, quý vị không cần phải
đi nhà vệ sinh để nhìn quanh. Nếu quý vị thật sự cần đi nhà vệ sinh thì
không sao, nhưng quý vị không nên cố tình đi nhà vệ sinh khi không cần thiết
phải đi, hoặc vô trong nhà bếp để nói chuyện. Những lỗi lầm này sẽ cản trở
sự thành tựu trong việc tu tập của quý vị.
Khi quý vị nỗ lực tu hành, đầu óc quý vị
không nên bị phân tán. Quý vị nên có chút định lực. Nếu quý vị có được định
lực rồi, thì trí tuệ sẽ phát sinh. Nhưng nếu quý vị thiếu định lực, thì trí
tuệ sẽ không hiển lộ. Điều này rất là quan trọng. Chúng ta không thể phạm
những sai lầm nhỏ nhặt nhất. Như có câu:
Sai một ly, đi một dặm (*)
Nếu quý vị chỉ sai một chút xíu thì sự
tu tập của quý vị sẽ không có cảm ứng gì. Dù quý vị tu tập Pháp gì, quý vị
đều cần phải nhẫn nại.
Chú thích của Ban Phiên Dịch
Việt Ngữ VPTT:
|