English | Vietnamese

 

Đại sư Hải Đăng

Gene Ching

Chào đón Đại sư Hải Đăng tại Vạn Phật Thánh Thành

 

Vị Sư Thiếu Lâm Đầu Tiên tại Hoa Kỳ - Đai Sư Hải Đăng, Nhất Chỉ Thiền Công Đại Sư

 

Trích dịch từ http://www.kungfumagazine.com/magazine/article.php?article=730

Gene Ching viết

 

Các nhà sử học thường trích dẫn chuyến du lịch nổi tiếng năm 1991 khi lần đầu tiên các vị sư Thiếu Lâm đặt chân đến Hoa Kỳ. Trong chuyến lưu diễn đó có một trong "mười vị võ sư hàng đầu" là võ sư Lưỡng Nghi Quyền (兩儀拳 Liang Yiquan), tác giả bách khoa Thích Đức Dương ((释德杨 Shi Deqian), và năm nhà sư. Chuyến lưu diễn đó đã kết thúc với Thích Guo Lin (Shi Guolin) và Thích Yanming (Shi Yanming) bỏ trốn trở thành những tu sĩ "Người Mỹ" đầu tiên. Tuy nhiên, đã có một phái đoàn trước đó đã bị bỏ quên. Năm 1985, Đại sư Hải Đăng (海燈) đến Hoa Kỳ để giới thiệu bộ phim tài liệu dựa vào cuộc đời ngài. Ban đầu được sản xuất bởi đài truyền hình Trung Quốc CCTV vào năm 1983, bộ phim sau đó tái chỉnh sửa thành Đại sư Hải Đăng Trụ Trì Thiếu Lâm Tự, đã được phát hành thành phim video ở Mỹ và có thêm phần về Lý Liên Kiệt (Jet Li).

Sử liệu về Đại sư Hải Đăng (海燈大師) cũng có những điều gây nhiều tranh cãi. Thậm chí là những niên biểu trong đời ngài cũng không rõ ràng, năm sinh của ngài trong khoảng từ năm 1902 đến năm 1907, và năm mất là khoảng 1988, 1989. Ngài sinh tại tỉnh Tứ Xuyên với tên Phạm Tĩnh Hạc (范 Fan Qinghe); mẹ ngài qua đời khi ngài năm tuổi và cha của ngài đã bị giết bởi bọn cướp khi ngài mười hai tuổi. Ngài trở thành một nhà sư tại một ngôi chùa ở trấn Giang Du (江油 Jiangyoushen) ở Tứ Xuyên, lấy tên là Hải Đăng ("Đèn Biển"). Sau khi Thiếu Lâm Tự bị cháy vào năm 1928, hai vị sư võ thuật từ Thiếu Lâm Tự đã đến tỉnh Tứ Xuyên tỵ nạn. Đại sư Hải Đăng đã trở thành đệ tử của họ, học hỏi môn Đồng Tử Công (Công Phu Đồng Trinh), môn Mai Hoa Thung (Trụ Gỗ Hoa Mai) và ngài đã trở nên nổi tiếng nhất về môn công phu võ thuật của mình là Nhất Chỉ Thiền Công (đứng bằng một ngón tay). Đại sư Hải Đăng sống tại Thiếu Lâm Tự trong thời gian ngắn trong những năm 1947, 1953 và 1964. Sau đó theo lời mời của vị trụ trì Thiếu Lâm Tự trước đó là Hòa Thượng Thích Hành Chánh (释行正 Shi Xingzhen), ngài đến dạy tại Thiếu Lâm Tự, Đại sư Hải Đăng ở tại Thiếu Lâm Tự từ năm 1982 đến năm 1986. Trong thời gian đó, phim tài liệu làm cho ngài trở thành vị sư nổi tiếng nhất ở Thiếu Lâm Tự.

Hòa Thượng Hư Vân và Đại sư Hải Đăng

Đại sư Hải Đăng (phía bên phải Hòa Thượng Hư Vân)

Đại sư Hải Đăng (phía bên trái Hòa Thượng Hư Vân)

Nhất Chỉ Thiền Công

Đại sư Hải Đăng đã đến thành phố San Francisco và là một vị khách của một trong những người tiên phong của Phật Giáo Hoa Kỳ là Hòa Thượng Tuyên Hóa. Hai đệ tử của Hòa Thượng Tuyên Hóa đã chứng kiến sự kiện này. Thầy Hằng Thật và Tiến sĩ Martin Verhoeven là hai vị thầy Phật giáo Hoa Kỳ hàng đầu của dòng thiền Hòa Thượng Tuyên Hóa. Vào một buổi chiều mùa hè an tĩnh tại tu viện Phật giáo Berkeley xinh đẹp, vị thầy đáng kính và vị tiến sĩ thiện lành đã hồi tưởng về việc họ gặp gỡ vị Đại Sư nổi tiếng này qua những tách trà đặc biệt dành cho các nhà sư.

Hai vị thầy gặp nhau ở chùa Kim Sơn

Thầy Hằng Thật vẫn còn nhớ rõ ngày đầu tiên Đại sư Hải Đăng đến phi trường San Francisco. “Thầy [Hải Đăng] ra khỏi máy bay và mặc một chiếc áo lạnh cũ có mũ trùm, không phải là loại áo tốt mà là một loại áo lạnh thường thấy ở Costco hoặc Walmart. Thầy còn mang một chiếc túi xách lỗi thời được làm bằng ny lông mà hãng hàng không thường phát cho bạn để đựng giày hoặc những vật dụng khác của bạn mỗi khi đi máy bay. Thầy ra khỏi máy bay và chúng tôi đợi lấy hành lý cho thầy nhưng thầy không mang theo hành lý nào khác. Trong chiếc túi xách hàng không, thầy chỉ mang một bàn chải đánh răng và một chiếc áo lạnh. Và đây là tất cả những gì thầy mang theo. Chỉ có chừng đó. Chúng tôi hỏi người đi cùng thầy: "Thầy không mang theo vali hay sao?", và họ trả lời rằng có người đưa cho thầy một chiếc vali nhưng thầy đã cho người khác rồi.

Sau này, ngài Hải Đăng giải thích về việc thầy không sở hữu nhiều vật dụng trong một buổi thuyết giảng có thầy Hằng Thật tham dự. Thầy Hằng Thật rất trân quý những lần đàm thoại giữa Sư Phụ thầy là Hòa thượng Tuyên Hóa và ngài Hải Đăng. “Sư Phụ đưa Thầy Hải Đăng đến Chùa Kim Sơn. Thầy Hải Đăng nói: "Tôi đã bảo với ngài rằng tôi không thể nhận cúng dường. Mọi thứ thọ nhận sẽ gây nợ và phải trả lại sau này, có thể phải mang lông, đội sừng để trả", có nghĩa là phải mất thân người để trả nợ. Vì vậy mà chúng tôi đã hỏi hòa thượng Tuyên Hóa: "Sư Phụ, có thật rằng mọi thứ mà chúng ta nhận từ các cư sĩ sẽ gây thành món nợ?" Sư Phụ trả lời rằng' "Đại sư Hải Đăng có thể nói vậy vì ngài thật sự sống theo cách này. Ngoài ra mọi người ở Trung Quốc thường nghèo, nếu không để họ đưa cho chúng ta phước đức của họ, thì làm sao họ có thể có được công đức. Chúng ta phải có lòng từ bi, chấp nhận mang một ít nợ . Đây là việc mà Bồ Tát làm." Sau đó Hòa thượng nói rằng, ‘Đại sư Hải Đăng đi con đuờng khác tôi." Và chúng tôi đều lắng nghe. Sư Phụ hỏi: "Điều này có đúng không Đại sư Hải Đăng?" Thầy Hải Đăng trả lời rằng" "Thầy nói vậy là có ý gì?" Và Sư Phụ trả lời rằng: "Chúng ta đều là pháp hữu, là huynh đệ cùng tu đạo, nhưng điểm xuất phát của chúng ta khác nhau. Tôi xuất gia vì lòng từ bi, còn ngài xuất gia vì muốn trả thù." Thầy Hải Đăng nói: "Thật đúng như vậy." Sư Phụ kể rằng cha của Đại sư Hải Đăng đã bị giết bởi những kẻ cướp hoặc bởi một đội quân lính cướp bóc nào đó. Vì vậy mà ngài Hải Đăng đã xuất gia với một lời nguyện rằng thầy sẽ làm bản thân mình mạnh mẽ và sẽ đánh bại hết kẻ thù và một lúc nào đó sẽ báo thù. Thầy đã tu theo phương pháp gọi là Uế Tích Kim Cang - Những vị thần kim cang có sức mạnh và quyền lực giống như là những vị bồ tát, nhưng thệ nguyện của họ là muốn đập nát ma quỷ. Họ là những người có thệ nguyện sâu rộng, và Đại sư Hải Đăng đã có được động lực bởi những lời thệ nguyện này. Hòa thượng Tuyên Hóa xuất gia với thệ nguyện rằng sẽ cứu tất cả chúng sanh, để chấm dứt nỗi thống khổ, và cả hai ngài đều có thệ nguyện rộng lớn.”


Di Sản của Đại sư Hải Đăng

Cả thầy Hằng Thật và tiến sĩ Verhoeven đều rất tôn kính Đại sư Hải Đăng. “Bất cứ khi nào tôi thấy ngài,” tiến sĩ Verhoeven nói trong sự kinh ngạc, “tất cả những gì ngài dùng chỉ là một tô cháo trắng với một ít rau cải được cắt nhỏ ở bên trên.”

Thầy Hằng Thật còn có một câu chuyện khác còn đáng khâm phục hơn. “Đai sư Hải Đăng lúc đó đang ở tại chùa Kim Sơn ở đường số 15 thành phố San Francisco. Một ngày nọ tôi đến thăm ngài để chuyển lời nhắn của Sư Phụ (Hòa Thượng  Tuyên Hóa - ban Việt dịch chú thích) đến ngài. Khi tôi gọi 'Đai sư Hải Đăng?', thầy xoay người như thế này (quay chậm rãi) nhìn tôi và mở mắt ra. Và tôi nhìn thấy một luồng ánh sáng không thể tin được phát ra trong mắt ngài. Thật kỳ diệu. Tôi sửng sốt vì nghĩ rằng không có lý do gì để ngài nhìn tôi với một ánh mắt đầy ánh sáng như vậy. Ngài đưa mắt ngài lên và xoay người qua để nhìn tôi. Rõ ràng là ngài đang cố cho tôi thấy một điều gì đó trong mắt ngài. Tôi đã ồ lên và quay trở về hỏi Sư Phụ: 'Sư Phụ, thầy Hải Đăng có một luồng ánh sáng không thể tin được bên trong mắt của ngài.' Sư Phụ trả lời: 'Dĩ nhiên, ngài viên mãn, ngài chưa bao giờ gần nữ giới.’ Bây giờ thì tôi đã hiểu, thì ra ngài là viên mãn. Đức hạnh ngài viên mãn. Đó chính là ánh sáng. Ngài xuất gia vì muốn trả thù, muốn tiêu diệt hết bọn cướp bóc. Và cả cuộc đời đạo hạnh của ngài rất là thanh khiết, ngài là một người trinh bạch. Đó là Đồng Tử Công - trong trường hợp của ngài, là chân thật."

Tiến sĩ Verhoeven kể lại một câu chuyện khác về thời gian Đại sư Hải Đăng bị nhóm Hồng Vệ Binh chặn lại. Đại sư Hải Đăng nói với họ, 'Quý vị có nhiều người, và có lẽ quý vị nên biết, tôi sẽ hạ mười người trong số quý vị trước khi quý vị hạ được tôi. Mười người nào muốn ra đấu?" Họ ngừng lại. Và sau đó dần dần họ đến với ngài, một số người giỏi hơn đến học với ngài, để học hỏi. Fan Lingyin (một trong những đệ tử hàng đầu của Đại sư Hải Đăng đã đi cùng ngài đến Mỹ) là một trong những người từ câu chuyện đó. Vì vậy, người đạo diễn mới đã bảo vệ ngài, tuyên bố ngài sẽ là một huấn luyện viên quân sự. Ngài cũng nói rằng họ yêu cầu ngài viết một quyển tự truyện, và ngài đã làm điều đó, sau đó các lính canh đã làm sửa lại quyển đó cho phù hợp về mặt chính trị. Khi họ đến gặp ngài để yêu cầu ngài ký tên, họ nói, "Xin hãy ký tên", và ngài viết bằng chữ Trung Hoa vào quyển đó, "Tôi đã không viết điều này", và điều đó đã thể hiện khá nhiều tính xác thực của tác phẩm đó. Ngài là một người sống sót (trong cuộc cách mạng văn hóa – ban Việt dịch chú thích), nhưng ngài đã dạy những người mà có lẽ ngài sẽ không chấp thuận giảng dạy cho họ. Tuy nhiên, đó là cách ngài giữ cho truyền thống (võ thuật - ban Việt dịch chú thích) được tồn tại. Tôi nghĩ ngài thất vọng vì không có bất kỳ đệ tử xuất gia thực sự nào, nhưng thực sự khó giữ đệ tử xuất gia."

Tôi đã nhận thức được những hy sinh mà ngài phải thực hiện để đạt được điều đó. Những thành tựu đến từ lượng thời gian đáng kinh ngạc trong việc luyện tập. Chúng ta thì mềm yếu, không có cách nào chúng ta có thể tự kỷ luật bản thân trừ khi chúng ta hoàn toàn luyện tập hết mình 100%. Và ngài đã nói, ngay cả ở tuổi đó - tôi lúc đó ba mươi mấy tuổi - đã hơi trễ để bắt đầu. "Gắn bó với học hỏi. Quý vị phải bắt đầu lúc trẻ và phải dụng công vô cùng chăm chỉ". Vì vậy, ngài đã làm tôi thấy mình nhỏ bé - mức độ kỹ năng và những gì đằng sau kỹ năng đó, và nhận ra rằng tôi không có kỹ năng đó trong tôi, không có quyết tâm thực hiện điều đó trong cuộc sống của tôi.

Danh tiếng của Đại sư Hải Đặng đã dẫn đến một số ghanh tỵ tại Thiếu Lâm tự, và đã có những nỗ lực để loại bỏ tên ngài ra khỏi các hồ sơ chính thức của Thiếu Lâm Tự. Năm 1987, một đài truyền hình Tứ Xuyên đã phát hình một loạt phim 20 tập về Đại sư Hải Đặng, nhưng đó là một vở kịch hư cấu, làm trầm trọng thêm cảm tưởng xấu đối với ngài. Hai quyển sách được xem là của ngài: Khí Công Tinh Yếu và một tập 220 bài thơ của ngài có tựa đề Thiếu Lâm Vân Thủy Thi Tập (lưu ý Vân Thủy cũng là tên của một hội trường trong Thiếu Lâm Tự nơi Đại sư Hải Đặng từng cư trú). Có một trường học lớn ở Giang Tô được điều hành bởi Fan Lingyin, là trường Giang Tô Thị Hải Đăng Vũ Quán.

"Làm được như vậy không phải là một trò đùa," Thầy Hằng Thật nghiêm túc nói, "lớn lên trong thời đại ngài lớn lên, với sức mạnh thể chất đáng kinh ngạc mà ngài có, thực tế là ngài vẫn là đồng nam. Ngài là một tu sĩ Phật giáo thực sự. Là sinh viên đại học, chúng tôi nói, 'Ồ, bạn có thể nộp đơn ở trường này. Có lẽ bạn sẽ nhận được một học bổng ở đó." Ngài không có tất cả những lựa chọn đó. Ngài đã hy sinh cho con đường mà ngài đi. Ngài không có nhiều sự hỗ trợ an toàn phía sau. Điều chúng tôi nghe được là ngài đã năm mươi lần là nhà vô địch võ thuật Trung Quốc. Ngài đã có năm mươi cuộc tranh tài võ thuật, là những gì chúng tôi đã nghe, nhưng thật khó để xác minh. Ngài đã phải trải qua những gì khi gặp các Đạo sĩ, gặp gỡ những người tàn ác, gặp gỡ các kẻ thô lỗ, các nhà sư khác, chắc chắn là có một số kẻ bệnh tâm lý nữa mà vẫn là người đứng đầu và vẫn là một nhà sư Phật giáo? Chuyện đó như thế nào? Ngài đã làm thế nào? Vì vậy, ngài là như thế, ngài là thật.

 

Phụ Chú:

Đoạn phim về Đại sư Hải Đăng:

 

Phim giới thiệu và đề cao thành tựu võ thuật của Tổ Bồ Đề Đạt Ma và của Đại sư Hải Đăng. Thật ra mục đích chánh của các ngài là Liễu Sanh Thoát Tử, Hoằng Độ Chúng Sanh; võ thuật chỉ là phương tiện không phải là cứu cánh của việc tu hành!

Tại Kim Sơn Thánh Tự San Francisco (ngày 11 tháng 1, 1986)

Tại Kim Sơn Thánh Tự San Francisco (ngày 11 tháng 1, 1986)