Chinese and English | Vietnamese

Đạt Được Giác Ngộ Vi Diệu Là Trách Nhiệm Riêng Của Mỗi Chúng Ta

Bài nói chuyện của Hòa Thượng Tuyên Hóa, do Viện Phiên Dịch quốc tế dịch sang tiếng Anh

Trích dịch từ Nguyệt San Vajra Bodhi Sea, số tháng 12, 2007, trang 24-25

 

Tại sao chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật?” Đó là vì Phật A Di Đà có nhân duyên to lớn với tất cả chúng sanh trong mười phương. Trước khi Đức Phật A Di Đà thành Phật, trong giai đoạn nhân địa còn đang tu tập, Ngài là một tỳ kheo tên là Pháp Tạng, đã phát ra 48 lời đại nguyện. Mỗi một lời nguyện đều muốn độ chúng sanh thành Phật. Trong số những lời nguyện này, có một lời nguyện rằng, “Tất cả chúng sanh mười phương đợi khi tôi thành Phật, nếu họ niệm danh hiệu của tôi thì nhất định họ phải thành Phật. Nếu họ không thành Phật thì tôi cũng sẽ không thành Phật”.

Lời nguyện của Phật A Di Đà giống như lực hút của thỏi nam châm; tất cả chúng sanh trong mười phương giống như những mạt sắt. Đó là cách Ngài tiếp dẫn chúng sanh ở mười Phương về Thế Giới Cực Lạc. Nếu như họ không được tiếp dẫn thì sao? Phật A Di Đà nguyện rằng Ngài sẽ không thành Phật nếu họ không thành Phật! Vì vậy, tất cả những ai niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì đều có cơ hội thành Phật.

Tôi tặng quý vi một ca khúc:

Đại Thánh Chủ, Phật A Di Đà,

Trang nghiêm vi diệu hơn tất cả;

Ao bảy báu, hoa sen bốn màu,

Tỏa ra sắc vàng kim lóng lánh.

Ca khúc này đề cập tới bốn màu của hoa sen. Ai là vị Đại Thánh Chủ? Đó là Phật A Di Đà. “Đại Thánh Chủ, Phật A Di Đà”. Ngài ngồi ở đó, “Trang nghiêm vi diệu hơn tất cả”. Dáng Ngài rất trang nghiêm. Không có hình ảnh nào đẹp bằng Phật A Di Đà. Thật là vi diệu! Thật là vi diệu! Không có gì có thể so sánh với tướng hảo của Phật A Di Đà, nên nói rằng “hơn tất cả”. “Ao bảy báu, hoa sen bốn màu”. Trong ao bảy báu là những bông hoa sen bốn màu sắc. “Tỏa ra sắc vàng kim lóng lánh”. Ao không chỉ chứa đầy bảy loại ngọc báu, mà những làn sóng nước cũng lóng lánh ánh vàng kim.

Chúng ta ở đây đang niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, thì ở Thế Giới Tây Phương Cc Lc, trong ao bảy báu có nước tám công đức, sẽ sanh ra mt đóa hoa sen. Chúng ta càng nim, thì đóa hoa sen s càng ln dn lên nhưng chưa nở hoa. Đợi đến khi chúng ta lâm chung, t tánh ca chúng ta s đưc sanh ra trong đóa hoa sen đó ở Thế Giới Cc Lc. Nếu quý vị muốn biết phẩm vị cao thấp là thượng phẩm thượng sanh, hay trung phẩm trung sanh, hay hạ phẩm hạ sanh, thì đó là tùy vào công sức niệm Phật của quý vị là bao nhiêu. Nim càng nhiu thì hoa sen càng nở ln, nếu niệm ít thì hoa sen của quý vị sẽ nh. “Thế thì gi s con không nim chút nào thì sao?” Nếu chúng ta không nim chút nào, thì hoa sen ca chúng ta s khô héo và chết. Thứ hạng quả vị ca hoa sen tùy thuc vào n lc nim Pht ca chúng ta.

Trong thế giới này, không có gì cố định trước khi nó xảy ra. Tương lai luôn luôn có th thay đi. Ví dụ, trước khi chúng ta niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, chúng ta chưa đủ tư cách để được sanh về Thế Giới Cực Lạc. Nhưng một khi chúng ta niệm Phật, thì chúng ta sẽ có đủ tư cách. Thậm chí nếu quý vị về căn bản thì vốn rất khó khăn để có thể được sanh về Tây Phương Cực Lạc, nhưng một khi quý vị niệm Phật thì điều đó sẽ trở thành có thể được. Nói cách khác, thậm chí quý vị có thể được sanh về Tây Phương Cực Lạc chỉ trong một niệm, còn nếu quý vị không làm dù chỉ một niệm, thì quý vị không thể sanh về đó.

Vì thế trên thế gian này, không có gì cố định cả (vô định pháp). Kinh Kim Cang nói rằng, “Không có Pháp cố định, nên gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”. Đó là một phương pháp để đạt được sự Giác ngộ Vô thượng, Chánh đẳng, Chánh giác. Chúng ta cần phải phát tâm đại dũng mãnh, không nản lòng trước mọi gian khó, lạnh rét, đói khát, cho tới khi chúng ta đến được Thế Giới Cực Lạc. Chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” là việc thật vô cùng ý nghĩa. Chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” là điều quan trọng nhất để chấm dứt sanh tử.