Ma này gây
náo loạn trong mỗi
lần lễ
truyền giới được tổ
chức tại Tu Viện Nam Hoa
Chúng ta đều
biết rằng không ai trong chúng ta có thể so sánh với
Lục Tổ. Vì vậy, ta phải chịu khổ hơn một chút so với
Lục Tổ. Ngay cả Lục Tổ cũng trải qua vô số thử thách
và khổ nạn trước khi Ngài thành tựu viên mãn. Nếu
chúng ta không thể chịu được nghịch cảnh,
thì làm thế
nào có thể xem mình là Phật tử chân chính? Chúng ta
phải giữ vững tông chỉ (bão định tông chỉ
(1)) và đối
mặt với nghịch cảnh khi chúng đến (nghịch lai thuận
thọ). Khen chê đều không động tâm. Nếu cứ như thế,
chúng ta có thể điều phục được rồng và cọp (hàng
long phục hổ) giống như Lục Tổ. Nếu không phát lòng
sân hận với người, chúng ta điều phục được rồng.
Rồng là gì? Tính
khí của chúng ta thì không thể nghĩ bàn như rồng,
đột nhiên có thể ẩn hiện, tăng giảm.
Giống như rồng,
tánh nóng của chúng ta đến đi nhanh chóng, biến hóa
vô tận, không ai có thể tìm được cội rễ của nó. Cọp
nghĩa là gì? Sân hận của chúng ta thì mạnh như cọp.
Vô minh
hỏa, lão hổ thần
Giá thị
tiền sanh đích tội nghiệt căn.
(2)
(Lửa vô minh
mạnh như thần hổ
Do gốc
nghiệp tội từ tiền kiếp.)
Các tội tạo từ
tiền kiếp là nguyên nhân làm quý vị luôn sân giận
trong đời hiện tại. Sân giận dẫn đến đủ mọi phiền
não. Không sân giận, thì không có vấn đề gì cả. Nếu giữ
bình tĩnh không sanh nóng giận, quý vị điều phục
được rồng và cọp (hàng long phục hổ). Không để lửa
bốc cháy trong gan thì điều phục
được rồng. Không sanh
phiền não là điều phục được
cọp.
Đạo cao
long hổ phục.
Đức trọng
quỷ thần khâm.
(3)
Người có đạo
đức, ngay cả quỷ thần còn cung kính, nói chi đến
người.
Khi tôi ở
Chùa Nam Hoa, có một Thiền Đường xây dựng phía bên
phải nơi trước kia là một hồ trong đó có rồng độc.
Con rồng này thường ra ngoài gây rối loạn. Vào những
ngày mưa, rồng này phô trương thần thông. Nó phun ra
các hơi độc làm một số hành giả bất tỉnh hoặc điên
loạn khi hít phải hơi độc này. Độc hại ghê lắm!
Một ngày
nọ có mây âm
u, rồng này xuất hiện hình tướng to lớn che phủ toàn
bộ ao hồ. Nó bắt đầu khuấy động lên một cơn bão tàn
phá các cây trong rừng. Tăng chúng sợ hãi và thông
báo với Lục Tổ. Lục Tổ ra xem, ngài cười và nói, "Thần thông của ngươi thật không nhỏ. Ngươi có thể
hiện thân lớn hoặc hiện thân nhỏ, hiện ra và biến
mất trong chớp nhoáng. Nếu ngươi thực sự là rồng
thần, ngươi hãy tức khắc biến từ thân lớn sang
thân nhỏ để ta xem!"
Rồng nghe Lục Tổ
nói khích, bèn thu nhỏ mình thành kích thước của một
con trùng, dài ba phân, và bơi tới bơi lui trong
nước.
Lục Tổ nói:
"Ngươi có thể hiện tướng lớn nhỏ như ý muốn, nhưng
ngươi có dám nhảy vào bát của ta không? Nếu thực sự
có thần thông, ta thách
ngươi nhảy vào bình bát của ta."
Rồng thì tánh
tranh đua cao và thích ở vị trí hàng đầu. Tại Trung
Hoa, các hoàng đế tự gọi mình là "Chân Long, Thiên
Tử," bởi vì họ muốn trở thành số một. Khi Lục Tổ
thách thức rồng nhảy vào bát của ngài, rồng nghĩ
rằng, "Ông cho rằng ta không dám sao? Ta sẽ cho ông
xem!" Sau đó rồng nhảy vào bát của Lục Tổ; một khi
vào trong bát, rồng không thể ra được. Đó là cách
Lục Tổ điều phục được rồng độc.
Nói đến chuyện
rồng độc trong hồ, tôi nhớ đến kinh nghiệm của tôi.
Người tu hành không bao giờ hấp tấp. Không tham lam
để được kết quả nhanh chóng hoặc có thần thông. Nếu
tiến quá nhanh, quý vị cũng sẽ thối thất rất nhanh.
Đó là lý do tại sao chúng ta muốn đi chậm. Chúng ta
không cần dùng khoa học tiến bộ, không cần dùng hỏa
tiễn để lên trời. Chúng ta cần đi từng bước, từng
bước một dưới đất.
Nếu quý vị đi
từng bước, từng bước một dưới đất, thì có thể đi lên
trời, đây là bổn sự chân thật! Nếu quý vị không thể
lên trời, cần dựa vào hỏa tiễn để đưa quý vị lên
trời, thì đó không phải là công phu đích thực của
quý vị.
Tôi nhớ
lại tôi có thâu nhận một đệ tử rất thành thật tên
là Lục Giới Lâm, là một thợ may. Sau đó, ông xuất gia với
tôi và tu hành rất tinh tấn. Một lần nọ tôi gởi ông
tới vùng nông thôn để làm một số việc. Tôi đưa ông
cây phất trần của tôi, cây phất trần trong Bạch Phất
Thủ (Thủ Nhãn Phất Trần Trắng), và dặn ông: "Hôm nay
tôi giao ông cây
phất trần của tôi,
chỉ sử dụng nó trong
trường hợp thật cần thiết. Nếu không có vấn đề thật
cần thiết, không thật khó khăn rắc rối, thì ông
không nên sử dụng nó. Chỉ trong trường hợp khẩn cấp
nguy nan thì ông có thể sử dụng nó."
Khi ông đến vùng
nông thôn, rất nhiều người bệnh đến và nhờ ông chữa
bệnh cho họ. Quý vị nghĩ ông ta đã làm gì? Ông lấy
cây phất trần của tôi phẩy nó lên một người
bệnh thì chữa được bệnh
cho người đó,
sau đó ông phẩy nó lên một người bệnh khác và
cũng chữa lành. Mọi người ùn ùn tìm kiếm ông ngày
đêm khiến ông không có thời gian nghỉ ngơi vì bận
rộn chữa bệnh bằng cách dùng cây phất trần. Ông chưa
từng chính thức học Bạch Phất Thủ, nhưng chỉ bắt
chước theo cách tôi làm
khi thấy tôi thường dùng nó.
Khi trở về, ông
nói, "Sư Phụ, cây phất trần của ngài thật linh
nghiệm! Bất cứ bệnh gì đi
nữa, con chỉ phẩy phất trần vào người ta là họ khỏi
bệnh." Tôi nói với ông, " Ông hãy cẩn thận. Tất cả
những bệnh đó có thể vào trong
thân ông!".
Ông tiếp tục
dụng công mà không chú ý nhiều đến lời nói của tôi.
Sau đó tôi cho ông đi cùng đến
Chùa Nam Hoa. Đó là lúc
ông bị nhập bởi con ma
không sợ Bạch Phất Thủ. Con ma này gọi là Bách Tử
Độc Xà (Rắn Độc Trăm Con), vì mỗi lần sanh, nó sanh
một trăm con. Con rắn này thường tác quái tại
Chùa Nam Hoa. Tác quái như thế nào? Mỗi lần
Chùa Nam Hoa có
lễ truyền giới, nó luôn nhập vào một trong các sa di
hoặc sa di ni và làm cho họ phát bệnh thần kinh.
Lão Hòa Thượng
Hư Vân không thể làm gì được khi chuyện đó xảy ra.
Vị sa di phát bệnh thần kinh tuyên bố rằng anh ta đã
đạt được quả vị Phật và là vị Phật tên như thế như
thế. Người đó chạy quanh
trần truồng, và nói ba hoa
những điều vô nghĩa như thế mà không cảm thấy chút
gì xấu hổ, gây ra một cảnh tượng náo loạn giữa giới
đàn. Lão Hòa Thượng Hư Vân truyền giới tại
Chùa
Nam Hoa trong nhiều năm, và điều này xảy ra hàng
năm. Đặc biệt năm đó, đến phiên đệ tử của tôi
bị nhập. Khi ông ta nổi điên, sức mạnh của
ông có thể chế ngự hơn mười người. Cơ thể của ông
toát ra một mùi hôi thối kinh tởm khiến người ta nôn
ói ngay khi ngửi trúng. Ông ta ngày đêm bị điên
loạn và nói, "Giáo Pháp của sư phụ tôi là giả. Bốn
mươi hai thủ nhãn là giả." Ông nói như vậy bởi vì
con ma đang nhập vào ông có ý định phá hủy Chánh
Pháp.
Vào lúc đó, có
Pháp sư Minh Tướng ở tại tu viện. Ngài đã ngoài tám
mươi, nhưng vẫn còn ngủ ngồi. Ngài xuất gia khi lên
tám và tu hành tinh tấn kể từ đó. Ngài đã tham dự
tám lần khóa tu chín mươi sáu ngày, trong thời gian
những khóa tu đó, ngài liên tục kinh hành và không
bao giờ ngủ. Trong các khóa tu như thế, hành giả
thường niệm Phật hoặc trì chú và đạt tới Phật Lập
(Đứng) Tam Muội. Với công phu như thế ngài có thể
làm việc trong khi nhập định.
Khi Pháp Sư Minh
Tướng
mới
đến, do ngài đã ăn phải
thực phẩm hư hoại, cho nên bị
tiêu chảy và làm dơ quần của mình mỗi ngày. Vì bị
bệnh, ngài không thể tự
làm vệ sinh sạch sẽ cho mình. Ngài sống tại nhà khách,
còn tôi thì làm đường chủ tại
Chùa Nam Hoa. Mỗi ngày
tôi đến nhà khách nhiều lần để xem ai đến và đi. Tại
sao tôi lại làm như vậy?
Bởi vì tôi không muốn bỏ sót bất kỳ vị cao tăng nào
hoặc những người đặc biệt đến thăm
Chùa Nam
Hoa. Vì vậy khi Pháp Sư Minh Tướng
đến, tôi gặp ngài
ngay lập tức và cảm thấy có nhân duyên ngay với
ngài. Khi ngài bị tiêu chảy, tôi giúp ngài giặt quần
mỗi ngày. Sau một vài ngày, ngài khỏe lại.
Sau đó đệ tử của
tôi bị nổi điên. Tôi kể cho ngài
nghe, rồi ngài và tôi đã cố gắng tìm cách để
chữa cho đệ tử của tôi. Chúng tôi đã quán sát vấn đề
và thấy rằng một con rắn - Bách Tử Ðộc Xà - đã gây
ra vấn đề. Trong thực tế, nó đã quấy phá tại
Chùa Nam Hoa trong một thời gian dài. Kết hợp định lực của
hai chúng tôi, chúng tôi
đã hàng phục được rắn và
cứu được đệ tử của tôi.
Tại sao tôi đề cập đến điều này? Tôi muốn
nêu ra rằng đệ tử của tôi
đã tự đưa mình vào sự rắc rối này bởi vì ông ta đã
không làm theo chỉ dẫn của tôi. Tôi đã đưa ông
ta cây
phất trần và dặn dò chỉ sử dụng nó trong trường hợp
khẩn cấp mà thôi, nhưng ông ta
không nghe lời và tùy
tiện sử dụng nó để chữa trị bệnh cho người. Đó là lý
do tại sao ông ta đã bị điên loạn tại
Chùa Nam Hoa. Mặc
dù sự thật là ông ta đã bình phục,
nhưng hoàn cảnh ông ta
đã gặp lúc đó thật nguy
hiểm. Vì vậy, trong khi dụng công, nếu quý vị sai một ly
lúc ban đầu, thì sẽ đi
trật xa cả ngàn dặm lúc cuối.
Ghi chú:
(1) Nguyên văn
Hoa ngữ: 抱定宗旨
(2) Nguyên văn
Hoa ngữ:
無明火,
老虎神,
這是前生的罪孽根
(3) Nguyên văn
Hoa ngữ:
道高龍虎伏,
德重鬼神欽